Trình độ văn hóa trong đơn xin việc và cách viết chuẩn nhất

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 01/12/2023 11:11:00 +07:00
Trình độ văn hóa trong đơn xin việc là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá về ứng viên. Vậy trình độ văn hoá là gì và cách viết như thế nào trong đơn xin việc? Hãy cùng job3s tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì?

Trình độ văn hóa là yếu tố khá quen thuộc trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc. Đây là một trong những điểm để nhà tuyển dụng đưa ra những đánh giá ban đầu về năng lực của các ứng viên. Thế nhưng, không phải ứng viên nào cũng biết trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì trình độ văn hóa ghi trong đơn xin việc có thể xem như trình độ học vấn của ứng viên. Nó được chia thành các bậc tương tự như các loại trình độ học vấn thông thường. Và việc đưa trình độ văn hóa vào đơn xin việc là một trong những cách giúp ứng viên thể hiện rõ hơn về điểm mạnh của bản thân mình.

Trên thực tế thì chưa có tài liệu hay quy định nào trình bày rõ trình độ văn hóa trong đơn xin việc là gì. Và thông tin này thường xuất hiện trong sơ yếu lý lịch nhiều hơn là đơn xin việc.

Trình độ văn hóa trong đơn xin việc thường được xem như trình độ học vấn của ứng viên
Trình độ văn hóa trong đơn xin việc thường được xem như trình độ học vấn của ứng viên

2. Ý nghĩa của trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Trình độ văn hóa không phải yếu tố quyết định trong đơn xin việc của bạn. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận được ý nghĩa mà trình độ văn hóa trong đơn xin việc đem lại. Mỗi công việc, mỗi ngành nghề và mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với ứng viên. Vì thế nên ý nghĩa mà trình độ văn hóa đem lại cũng sẽ có sự khác biệt.

Đối với các công việc thiên về khối ngành sản xuất thì trình độ văn hóa thường không đóng vai trò quá quan trọng. Thông thường ứng viên cũng chỉ cần đáp ứng các trình độ văn hóa cơ bản như tốt nghiệp phổ thông là đã có thể ứng tuyển tại các vị trí này.

Tuy nhiên, đối với các vị trí công việc có yêu cầu cao về chuyên môn thì trình độ văn hóa lại rất quan trọng. Nó là một trong những yếu tố giúp bạn thể hiện được thế mạnh cũng như tiềm năng của mình.

Đặc biệt, nếu bạn trình bày trình độ văn hóa trong đơn xin việc đủ tốt, bạn có thể gây được ấn tượng cũng như thể hiện được tiềm năng của mình so với các ứng viên khác. Đây cũng chính là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm và đánh giá cao.

Ý nghĩa của trình độ văn hóa đối với mỗi công việc, mỗi vị trí là khác nhau
Ý nghĩa của trình độ văn hóa đối với mỗi công việc, mỗi vị trí là khác nhau

3. Có bắt buộc phải ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc không?

Nhờ sở hữu những tác động và ý nghĩa lớn đến cơ hội việc làm nên nhiều ứng viên khá băn khoăn về việc có cần ghi trình độ văn hóa vào đơn xin việc hay không? Câu trả lời là tùy từng vị trí, từng công ty và doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự.

Trong một số trường hợp cụ thể, trình độ văn hóa trong đơn xin việc là yếu tố vô cùng cần thiết. Các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao thì trình độ học vấn sẽ là bước đầu để nhà tuyển dụng đánh giá sơ qua về năng lực của ứng viên. Đặc biệt, các vị trí tuyển dụng cấp cao như quản lý, các giám đốc thì nên nhớ, trình độ văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ xin việc.

Thậm chí, hầu hết các công ty lớn khi tuyển dụng đều đưa ra yêu cầu nhất định về trình độ văn hóa hoặc chuyên môn đối với ứng viên. Khi đó, bạn nên chuẩn bị thật kỹ để có thể trình bày một cách đơn giản, ngắn gọn nhưng ấn tượng.

Song song với đó là một số trường hợp không cần thiết phải trình bày trình độ văn hóa. Đó hầu hết là các công việc nặng hoặc không có yêu cầu quá cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Khi đó, thay vì trình độ văn hóa, học vấn thì bạn hãy tập trung để giới thiệu được kinh nghiệm làm việc và tiềm năng của mình.

Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc. Chính vì thế nên trước khi ứng tuyển, ứng viên cần tìm hiểu kỹ để trình bày đơn xin việc một cách đơn giản, đầy đủ và thật ấn tượng.

Trình độ văn hóa không phải là thông tin bắt buộc nhưng lại rất cần thiết
Trình độ văn hóa không phải là thông tin bắt buộc nhưng lại rất cần thiết

Xem thêm: Cách Trả Lời Mail Xác Nhận Phỏng Vấn Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng

4. Trình độ văn hóa trong đơn xin việc viết ở phần nào?

Một lá đơn xin việc tiêu chuẩn sẽ gồm rất nhiều phần khác nhau. Vậy thì nên viết trình độ văn hóa trong phần nào? Để hiểu được điều này thì bạn cần hiểu được cấu trúc cơ bản của một lá đơn xin việc. Một lá đơn thông thường sẽ được chia thành 3 phần chính là phần mở đầu, phần thânphần kết.

  • Phần mở đầu:

Phần này sẽ bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn cũng như kính gửi. Và đây cũng là phần bắt buộc phải có cũng như đã có quy định trình bày từ trước để đảm bảo lá đơn của bạn đầy đủ các thông tin cần thiết.

  • Phần thân:

Phần thân của đơn xin việc thường chia làm 2 phần nhỏ là giới thiệu tóm tắt về bản thân và trình bày nguyện vọng, mong muốn đối với công việc. Trong phần giới thiệu tóm tắt về bản thân, ứng viên có thể giới thiệu sơ qua về bản thân và kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn đối với vị trí công việc này.

Ứng viên cũng có thể ghi trình độ văn hóa tại phần thân của đơn xin việc. Với các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì đây sẽ là vị trí đắt giá giúp bạn show ra trình độ văn hóa, chuyên môn cũng như thể hiện được thế mạnh và tiềm năng so với các đối thủ cạnh tranh cho vị trí công việc này.

Trình độ văn hóa thường được ghi ở phần thân của đơn xin việc
Trình độ văn hóa thường được ghi ở phần thân của đơn xin việc

Còn với trường hợp công việc không yêu cầu quá cao về chuyên môn thì điều này sẽ giúp ứng viên dễ nắm bắt về trình độ hoặc kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên, từ đó có thể đưa ra sự cân nhắc cho phù hợp.

Sau khi giới thiệu về bản thân cũng như trình độ văn hóa, ứng viên có thể trình bày thêm mong muốn của mình đối với công việc. Điều này cũng sẽ là căn cứ để phái doanh nghiệp xác định phần nào xem ứng viên có phù hợp với công việc hay không.

  • Phần kết

Phần kết của đơn là phần mà ứng viên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng cũng như bộ phận nhân sự của đơn vị đó. Dù không đóng vai trò quá quan trọng nhưng đây sẽ là phần giúp bạn thể hiện được sự lịch sự và lưu lại ấn tượng tốt hơn.

Dù không phải là yếu tố quyết định nhưng việc thể hiện trình độ văn hóa trong đơn xin việc cũng sẽ giúp bạn dễ gây ấn tượng hơn. Và với vị trí ở ngay đầu của phần thân lá đơn thì người tham gia phỏng vấn, tuyển dụng cũng có thể biết được thông tin này mà không cần đọc quá nhiều thông tin khác.

5. Cách ghi trình độ văn hóa ấn tượng trong đơn xin việc bạn nên biết

Thông thường trình độ văn hóa trong đơn xin việc được chia làm 2 loại chính là bậc THPT và các bậc sau THPT. Cách ghi cụ thể của từng loại như sau.

5.1. Đối với các ứng viên hoàn thành bậc THPT

Đối với các ứng viên hoàn thành bậc THPT thì phần trình độ văn hóa trong đơn xin việc ghi là 12/12. Bởi lẽ bậc THPT hiện nay được chia thành 12 lớp.

Trong trường hợp ứng viên chưa hoàn thành hết chương trình bậc THPT thì hoàn thành lớp nào sẽ ghi trình độ tương ứng trên 12. Ví dụ, ứng viên chỉ hoàn thành hết chương trình lớp 11 thì phần trình độ văn hóa sẽ ghi là 11/12.

Cách ghi trình độ văn hóa phụ thuộc vào ứng viên cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng
Cách ghi trình độ văn hóa phụ thuộc vào ứng viên cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng

5.2. Đối với các ứng viên có trình độ từ trung cấp trở lên

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao nên hiện nay, người lao động có trình độ cao hơn THPT không hề ít. Vậy các ứng viên này ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc như thế nào?

Đối với các ứng viên hoàn thành chương trình đào tạo như trung cấp, cao đẳng, đại học hay cao học… thì sẽ ghi trình độ như chương trình đào tạo vào đơn xin việc. Ví dụ: Trình độ văn hoá: Đại học. Tuy nhiên, nếu công việc chỉ xét trình độ văn hóa từ bậc THPT trở xuống thì các ứng viên chỉ cần ghi trình độ văn hóa là 12/12.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Online Và Cách Trả Lời Ghi Điểm

6. Các trường hợp nên viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc

Không phải trong trường hợp nào bạn cũng nên viết trình độ văn hóa trong đơn xin việc. Thậm chí, trong một số trường hợp, nếu lạm dụng điều này có thể khiến bạn không được đơn vị tuyển dụng đánh giá cao.

Thông thường, trình độ văn hóa phần lớn để dùng xét với các đối tượng hoàn thành bậc THPT trở xuống. Vì thế nên yếu tố này sẽ phù hợp khi bạn ứng tuyển vào các vị trí công việc lao động phổ thông, học nghề hay những công việc không đòi hỏi quá nhiều về chuyên môn.

Tuy nhiên, ở các công ty nhỏ hơn với các công việc không đòi hỏi quá cao về chuyên môn thì bạn nên cân nhắc vấn đề này. Nếu ghi trình độ quá cao mà vị trí ứng tuyển lại không đòi hỏi nhiều đến vậy thì sẽ không phù hợp. Đó cũng có thể là điều khiến bạn không được đơn vị tuyển dụng lựa chọn.

Còn đối với trường hợp ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu chuyên môn cao, có tính đặc thù như kinh tế, chính trị… thì ứng viên cần thể hiện được trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng thay vì trình độ văn hóa. Chính vì thế nên trước khi ứng tuyển, ứng viên cần cân nhắc để có thể ghi trình độ văn hóa sao cho phù hợp và dễ gây ấn tượng nhất.

Không phải trong trường hợp nào ứng viên cũng ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Không phải trong trường hợp nào ứng viên cũng ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc

7. Các nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên có trình độ văn hóa như thế nào?

Ở thời điểm hiện tại, các nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với vị trí công việc. Với các vị trí từ cấp quản lý trở lên, các doanh nghiệp thường sẽ cân nhắc để chọn các ứng viên có trình độ từ bậc đại học trở lên và thậm chí có cả thạc sĩ, tiến sĩ.

Song song với đó, các ứng viên cũng cần đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí công việc mà mình ứng tuyển. Thế nhưng nếu ứng viên thực sự phù hợp với công việc mà thiếu đi một chút chuyên môn thì các nhà tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc lựa chọn và bồi dưỡng sau. Ngoài ra, các kỹ năng mềm cũng sẽ bổ trợ giúp ứng viên ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Còn đối với các ứng viên có trình độ văn hóa là bậc THPT hoặc thấp hơn thì sẽ phù hợp với các công việc lao động phổ thông, các vị trí nhân viên không yêu cầu quá cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Các nhà tuyển dụng đang có xu hướng chọn ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với vị trí công việc
Các nhà tuyển dụng đang có xu hướng chọn ứng viên có trình độ văn hóa phù hợp với vị trí công việc

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư ngỏ xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc chuẩn

>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu

Có thể thấy rằng, thay vì chọn người có trình độ cao nhất, nhiều công ty, doanh nghiệp đang dần hướng sang việc lựa chọn những người phù hợp nhất. Đây cũng sẽ là yếu tố giúp các đơn vị có thể gắn kết, trở thành một tập thể vững mạnh và phát triển. Trình độ văn hóa trong đơn xin việc có thể là yếu tố không quá quan trọng. Tuy nhiên, đây sẽ là một trong những cách giúp bạn gây ấn tượng mạnh, bộc lộ được tiềm năng cũng như lợi thế của mình khi so với các ứng viên khác. Và khi làm được điều đó, cơ hội cũng như khả năng được chọn của bạn sẽ cao hơn nhiều.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat