Biên tập viên là gì? Những thông tin thú vị xoay quanh một biên tập viên
1. Biên tập viên là gì?

Biên tập viên là người chịu trách nhiệm việc kiểm duyệt, rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, đáp ứng nhu cầu của người đọc và người xem. Đây là một chức danh chung cho các biên tập viên thời sự, truyền hình, sách, radio, phim….
Biên tập viên có thể chuyển các lĩnh vực khác nhau như: Khoa học, công nghệ, văn học, thể thao, giải trí. Họ có thể làm việc tại các tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản, hãng truyền thông, công ty marketing hoăc có thể tham gia vào các dự án cộng tác.
2. Nhiệm vụ của biên tập viên

Nhiệm vụ chính của một biên tập viên là đảm bảo nội dung của tài liệu hoặc tác phẩm truyền thông đáp ứng các yêu cầu của độc giả, tuân thủ các quy chuẩn của ngành nghề và quy định pháp luật: Các nhiệm vụ của biên tập viên bao gồm:
-
Biên tập, chỉnh sửa, đánh giá nội dung: Biên tập viên cần kiểm tra, chính sửa và đánh giá nội dung để đảm bảo tính trung thực, chính xác và rõ ràng. Vấn đề này bao gồm kiểm tra ngữ pháp, cú pháp, chính tả, đồ dài và định dạng tài liệu hoặc tác phẩm truyền thông.
-
Phân tích nhu cầu của độc giả: Việc nắm bắt được nhu cầu của độc giả hoặc khán giả giúp biên tập viên lựa chọn chủ đề, hình thức thể hiện và thông điệp truyền tải hấp dẫn và dễ dàng tiếp tiếp cận.
-
Quản lý quy trình sản xuất: Biên tập viên cần đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện đúng thời gian và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này bao gồm phối hợp với các tác giả, nhà sản xuất, biên tập viên khác và các chuyên gia để hoàn thành tài liệu hoặc tác phẩm truyền thông.
-
Đảm bảo tính nhất quán trong nội dung: Biên tập viên cần đảm bảo tính nhất quán của nội dung trong các tài liệu hoặc tác phẩm truyền thông. Điều này bao gồm đảm bảo sự đồng nhất giữa nội dung, hình ảnh, kiểu chữ và các yếu tố khác.
-
Tuân thủ các quy định pháp luật: Biên tập viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề xuất bản và phát sóng tài liệu hoặc tác phẩm truyền thông. Điều này, bao gồm các quy định về bản quyền, quyền riêng tư và vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
-
Phối hợp với các bộ phận khác: Biên tập viên cần phối hợp với những bộ phần khác trong công ty như: Đội ngũ marketing, đội ngũ phát triển sản phẩm và đội ngũ kế toán để đảm bảo quá trình sản xuất nội dung đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và tài chính của công ty.
3. Học ngành gì để trở thành biên tập viên?
Bất kể bạn học ngành nào đều có thể trở thành biên tập viên. Tuy nhiên, để xây dựng một nền tảng vững chắc trong quá trình học tập bạn nên lựa chọn học các ngành sau:
3.1. Ngành báo chí
Học ngành báo chí tại các trường đại học uy tín sẽ giúp bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm công việc biên tập viên. Đồng thời, sẽ được đào tạo khả năng tìm kiếm, xây dựng và triển khai đề tài một cách hợp lý. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao các ứng viên tốt nghiệp từ ngành báo chí.
3.2. Ngành ngôn ngữ
Ngôn ngữ học là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu nhiều các cạnh của ngôn ngữ. Đồng thời, ngành này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa. Đây đều là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một nhà biên tập. Chính vì thế, việc theo học ngành ngôn ngữ để trở thành một biên tập viên là hoàn toàn phù hợp.
3.3. Ngành xã hội học
Ngành xã hội học là một lựa chọn hợp lý cho những bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn ngành học để trở thành biên tập viên trong tương lai. Theo chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị các kỹ năng viết và biên tập. Hơn nữa, ngành xã hội học thường có điểm chuẩn đầu vào “dễ thở” hơn báo chí. Do đó, ngành này có thể là một lựa chọn hợp lý để các bạn sinh viên cân nhắc.
3.4. Ngành văn học
Với nhiệm vụ chính là viết và chỉnh sửa ngôn từ, biên tập viên nghiễm nhiên được xem là công việc có sự liên quan trực tiếp đến ngành ngữ văn. Tuy nhiên, ngành này sẽ không chú trọng trong việc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí, theo đó bạn sẽ được trau dồi kiến thức văn học và kỹ năng viết. Do đó, bạn sẽ phải tự rèn luyện kỹ năng để có thể đảm nhiệm vị trí biên tập.
4. Công việc của biên tập viên theo từng lĩnh vực
Biên tập viên đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực truyền thông và xuất bản khác nhau.
Biên tập viên đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực truyền thông và xuất bản khác nhau. Mỗi lĩnh vực yêu cầu những kỹ năng và nhiệm vụ chuyên biệt để đảm bảo chất lượng thông tin và sản phẩm được cung cấp đến công chúng. Dưới đây là công việc của biên tập viên trong các lĩnh vực phổ biến:
4.1. Biên tập viên Báo chí
Công việc của biên tập viên báo chí là là tiếp nhận bài viết của phóng viên, kiểm trang nguồn thông tin, các lỗi sai trong bài và thực hiện biên tập nội dung. Trong lĩnh vực báo chí, biên tập viên đảm chính là người loại bỏ các tin không chính xác, sai sự thật, bảo vệ uy tín của tòa soạn và cung cấp thông tin chính xác cho người đọc.
4.2. Biên tập viên Xuất Bản
Biên tập viên xuất bản sẽ phải đảm nhận trọng trách về hình thức và cách sắp xếp nội dung bên trong của một cuốn sách. Nếu là một người biên tập viên xuất bản giỏi, bạn có thể đồng hành cùng tác giả tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Khi đó, biên tập viên và tác giả sẽ cùng nhau thảo luận để tạo nên một cấu trúc hoàn hảo cho cuốn sách. Điều này bao gồm cả việc chỉnh sửa tiêu đề, bìa sách, hình ảnh minh họa đặc sắc và chỉnh sửa các lỗi chính tả.
4.3. Biên tập viên Truyền hình
Biên tập viên mảng truyền hình có lẽ đã quen thuộc với tất cả mọi người. Chỉ cần mở tivi thì bạn sẽ bắt gặp các biên tập viên thời sự đang cập nhật thông tin trong ngày. Tuy nhiên, công việc này không chỉ dừng lại ở việc dẫn chương trình mà họ cần tìm kiếm và nhận định thông tin từ các bộ phận khác sau đó mới biên tập thành bản tin hoàn chỉnh. Thông thường, biên tập viên truyền hình thường đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, giọng nói chuẩn, truyền cảm, có ngoại hình ưa nhìn và khả năng xử lý tình huống tốt.
4.4. Biên tập viên Website
Biên tập viên Website hay còn gọi là content, đây là công việc được những bạn trẻ đam mê viết lách lựa chọn. Các công ty sẽ có bộ phận biên tập để viết bài phục vụ cho việc xây dựng website, viết bài PR trên các trang. So với mảng báo chí và truyền hình, biên tập viên mảng website không đặt quá khắt khe. Họ chỉ cần cung cấp nội dung cho người đọc hoặc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
4.5. Biên tập viên Phát thanh
Công việc của biên tập viên phát thanh cũng tương tự như biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, họ chỉ cần thu tiếng trong phòng Studio mà không cần phải lên hình. Để có thể ứng tuyển vào vị trí này bạn chỉ cần có một giọng nói dễ nghe, để truyền đạt các thông tin đến khán thính giả.
5. Mức lương trung bình của biên tập viên
Mức lương của biên tập biên phụ thuộc vào vị trí đảm nhiệm, nơi làm việc và kinh nghiệm thực tế của bạn…
-
Mức lương lương hợp đồng
Mức lương của biên tập viên tại các doanh nghiệp giao động từ 9.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng. Nếu bạn là người biên tập viên có thâm niên hoặc làm vị trí trưởng nhóm (leader) mức lương có thể lên tới 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng.
Biên tập viên | Mức lương giao động (VNĐ/tháng) |
Thực tập sinh | 3.000.000 - 5.000.000 |
Mới ra trường | 7.000.000 - 10.000.000 |
1 -3 năm kinh nghiệm | 9.000.000 - 15.000.000 |
3 - 5 năm kinh nghiệm | 12.000.000 - 20.000.000 |
Trưởng nhóm | 20.000.000 - 30.000.000 |
-
Mức lương biên chế
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 VNĐ/tháng. Bảng lương biên tập viên viên chức chức cụ thể như sau:
Chức danh | Mã số | Hệ số lương | Đơn vị (VNĐ) |
Biên tập viên hạng 1 | V.11.01.01 | 6,20 - 8,00 | 14.508.000 - 18.720.000 |
Biên tập viên hạng 2 | V.11.01.02 | 4,40 - 6,78 | 10.296.000 - 15.865.200 |
Biên tập viên hạng 3 | V.11.01.03 | 2,34 - 4,98 | 5.475.600 - 11.653.200 |
Lưu ý: Bảng lương biên tập viên viên chức ở trên không bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp.
6. Tố chất cần có để trở thành một biên tập viên
Mọi nội dung đều cần những người biên tập giỏi. Để trở thành một người biên tập viên giỏi, hãy trang bị cho mình những tố chất dưới đây, bao gồm:
- Chú ý tới chi tiết: Biên tập viên cần phải cẩn trọng trong việc xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh, mọi chi tiết của nội dung mà họ đang xem xét, từ cấu trúc câu cho đến độ chính xác thực tế. Họ phải có con mắt tinh tường, khả năng chú ý tới tiểu tiết để phát hiện những điểm không nhất quán, đảm bảo rằng nội dung trôi chảy và không có bất kỳ "hạt sạn" nào có thể làm gián đoạn trải nghiệm của người đọc hoặc người xem.
- Tính linh hoạt: Biên tập viên thường làm việc ở nhiều dự án khác nhau, từ tin tức thời sự, xã hội đến các kịch bản phim, kịch bản truyền hình thực tế. Đây thực sự là điểm mạnh nếu như họ sở hữu khả năng thích ứng và cởi mở với nhiều thể loại và phong cách khác nhau. Điều này giúp cho họ dễ dàng hoàn thành được các dự án và đem lại kết quả tốt nhất.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Một điều không thể thiếu đối với một người biên tập là kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Các biên tập viên cần đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng cho người viết, cộng tác viên và thành viên trong nhóm. Ngoài ra, giao tiếp hiệu quả cũng mở rộng để làm việc với khách hàng, hiểu nhu cầu và mong đợi của họ, đồng thời truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục.
- Sở hữu tính tổ chức cao, có trách nhiệm: Biên tập viên cần phải có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ, đặt lịch trình và đảm bảo rằng các dự án tiến triển suôn sẻ qua các giai đoạn chỉnh sửa khác nhau. Hơn nữa, họ cần phải có trách nhiệm với những gì họ làm, những gì họ đã làm và sẽ làm, với những phát ngôn của mình.
- Trình độ sử dụng kỹ thuật số: Sự quen thuộc với phần mềm chỉnh sửa, hệ thống quản lý nội dung và công cụ đa phương tiện có thể hợp lý hóa quy trình chỉnh sửa và cho phép người chỉnh sửa làm việc hiệu quả với các loại phương tiện khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh truyền thông phát triển như hiện nay
7. Để trở thành biên tập viên nên học trường nào?

Để trở thành biên tập viên, bạn có thể theo học tại các trường có chuyên ngành về báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, văn học hoặc các ngành liên quan đến kỹ năng viết và biên tập. Dưới đây là một số trường đại học uy tín ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH BÁO CHÍ
Khu vực | Tên trường | Ngành học | Khối tuyển sinh | Điểm chuẩn (2024) | Học phí (2024) |
Hà Nội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền | Báo in | D78 D01 D72 | 36,48 35,48 34,98 | 507.000 VNĐ/tín chỉ |
Báo phát thanh | D01 D72 D78 | 35,75 35,25 36,75 | |||
Báo truyền hình | D01 D72 D78 | 35,96 35,46 37,21 | |||
Báo mạng điện tử | D01 D72 D78 | 35,65 35,15 36,9 | |||
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội | Báo chí | D01 D78 C00 A01 | 26,07 26,97 29,03 25,51 | 30.000.000 VNĐ/năm học | |
Đại học Văn hóa Hà Nội | Báo chí | C00 D01; D09; D14; D15; C19 | 28,9 27,9 | 384.000 VNĐ/tín chỉ | |
Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông | Báo chí | A00; A01; D01 | 25,29 | 27.000.000 - 34.000.000 VNĐ/năm học | |
Huế | Đại học Khoa học - Đại học Huế | Báo chí | C00; D01; D15 | 18 | 1.500.000 VNĐ/tháng |
Đà Nẵng | Đại học sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng | Báo chí | C00; D01; C14; D66 | 25,8 | 16.700.000 VNĐ/năm học |
TP.HCM | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM | Báo chí | C00 D01 D14 | 28,8 26,7 27,4 | 24.200.000 VNĐ/năm học |
Cần Thơ | Đại học Cần Thơ | Báo chí | C00; D01; D14; D15 | 26,87 | 20.000.000 VNĐ/năm học |
Với sự chuyển biến tốc độ cao trong thời cuộc, các biên tập viên cũng bị cuốn theo trong dòng chảy cuộn cuộn đó. Đây vẫn là một nghề có triển vọng về cơ hội việc làm và thỏa sức cống hiến với đam mê của nghề này. Tuy nhiên, nếu như không đủ tình yêu với nghề báo chí, không đủ bản lĩnh thì khó có thể trở thành một nhà báo thực thụ, và đóng góp cho sự phát triển của các tờ báo nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Tham khảo thêm những cơ hội nghề nghiệp và những thông tin thú vị về nghề biên tập viên mới nhất trên Job3s.com.vn.