Moodboard là gì? Hướng dẫn cách tạo Moodboard đơn giản, hiệu quả nhất
1. Moodboard là gì?
Moodboard là gì? Moodboard là một công cụ trực quan giúp truyền đạt các khái niệm và ý tưởng thiết kế. Đó là một tấm bảng bao gồm hình ảnh, chất liệu, bảng màu, văn bản và các yếu tố khác được sắp xếp để gợi lên một phong cách hoặc cảm giác cụ thể.
Ví dụ, trong một dự án thiết kế nội thất, Moodboard có thể sử dụng để thể hiện một không gian hiện đại với đồ nội thất đơn giản và màu sắc tươi sáng. Bằng cách sắp xếp hình ảnh về bàn ghế, sofe, tủ quần áo, đèn trang trí và các vật liệu như kim loại và gỗ,... Moodboard sẽ giúp khách hàng hình dung và hiểu rõ hơn về ý tưởng của dự án.
Ngoài ra, Moodboard không chỉ hữu ích trong việc truyền tải ý tưởng ban đầu, mà nó còn được sử dụng trong quá trình phát triển dự án. Bạn có thể sử dụng Moodboard làm cẩm nang tham khảo cho việc lựa chọn hình ảnh, màu sắc, vật liệu và những yếu tố thiết kế khác. Đồng thời giúp xác định phong cách, không gian, đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thiết kế, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho những thành viên tham gia dự án.

2. Phân loại Moodboard
Hiện nay, có thể chia Moodboard thành 3 loại: Moodboard tổng hợp, Moodboard cảm hứng và Moodboard dự án.
2.1. Moodboard tổng hợp
Loại Moodboard tổng hợp rất đơn giản. Những gì bạn cần chỉ là một cuốn sổ hoặc tiện lợi hơn là một chiếc điện thoại thông minh. Đây sẽ là những công cụ giúp bạn ghi chép lại ý tưởng từ mọi thứ xung quanh.
Hãy lưu giữ lại bất cứ thứ gì làm cho bạn cảm thấy thích thú. Có thể là khung cảnh một em bé giúp đỡ cụ già qua đường, hay một tấm hình độc đáo mà bạn vô tình lướt qua trên mạng xã hội.
Một ý tưởng hay là sự hoà hợp của nhiều ý tưởng khác nhau. Một thói quen quan trọng được đánh giá cao của người làm sáng tạo là tò mò về mọi thứ, về thế giới xung quanh bên ngoài. Khi bạn luôn giữ được ngọn lửa đam mê khám phá thì ý tưởng sẽ đến.

2.2. Moodboard cảm hứng
Moodboard cảm hứng là tập hợp các dự án thú vị, xuất sắc mà một người có thể sử dụng để làm nguồn tham khảo cho công việc của mình. Loại Moodboard này cụ thể hơn Moodboard tổng hợp vì cảm hứng sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực mà bạn đang làm.
Ví dụ: Nếu bạn là một Brand Designer, một thư mục bao gồm các dự án thiết kế thương hiệu tiêu biểu là điều cần thiết để cập nhật những xu hướng, phong cách thịnh hành trên thế giới.
Một số công cụ hỗ trợ bạn tạo Moodboard cảm hứng là Pinterest hoặc Behance, đây đều là các diễn đàn thiết kế cho phép người dùng xây dựng Pinterest hoặc Behance cá nhân.
Tóm lại, bạn có thể tận dụng Moodboard cảm hứng như một nguồn để học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn.

2.3. Moodboard dự án
Moodboard là gì trong dự án? Đây được đánh giá là Moodboard quan trọng nhất trong số 3 loại, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng của một dự án thiết kế sáng tạo.
Moodboard dự án là tập hợp các hình ảnh có liên quan hoặc dùng để định hướng cho công việc, project của Designer. Do tính chất quan trọng của loại Moodboard này, bạn cần lựa chọn những nguồn phù hợp để xây dựng Moodboard dự án, vì các hình ảnh tham khảo sẽ có tác động lớn đến tiến trình sáng tạo sau đó.
Ví dụ: Bạn chuẩn bị bước vào dự án thiết kế thương hiệu cho một doanh nghiệp du lịch, Moodboard của bạn nên tập trung vào những thông tin hoặc dự án liên quan đến lĩnh vực du lịch.
Moodboard dự án ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc, bởi chúng không chỉ là thứ để khách hàng và Designer thống nhất định hướng thiết kế, mà còn là nguồn tham khảo chính khi Designer xây dựng và phát triển ý tưởng chủ đạo sau này.

3. Các cách tạo Moodboard
Khi đã nắm rõ được khái niệm Moodboard là gì và có những Moodboard nào thì chắc hẳn bạn đang rất tò mò về việc làm sao để tạo ra được Moodboard đúng không?
Vậy cách để tạo ra Moodboard là gì? Dưới đây là 3 cách đơn giản nhất để tạo nên Moodboard mà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn.
3.1. Sử dụng bảng mẫu
Các Moodboard này giống như Prototype và Wireframe. Mục tiêu của người làm chính là cố gắng hiển thị cấu trúc, phân cấp hình ảnh của sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là phần tử giao diện người dùng trên bảng mẫu không được mô tả chi tiết giống các Prototype hoặc biểu đồ giống như trong Wireframe.
Về cơ bản, những mục được thể hiện qua hình ảnh minh hoạ ngẫu nhiên, hình ảnh trình bày bố cục của một sản phẩm kỹ thuật số. Phương pháp này sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với Prototype vì nó không quá chi tiết.

3.2. Tham khảo những bộ sưu tập có sẵn
Để tiết kiệm tối đa thời gian và dễ dàng tạo ra những Moodboard hơn thì bạn có thể sử dụng những mẫu thiết kế có sẵn của các Designer. Hiện nay, có rất nhiều nguồn tài nguyên như Behance và Dribble, nơi mà các Designer có thể tìm thấy những concept đầy cảm hứng.
Bộ sưu tập các tác phẩm thiết kế được thống nhất bởi một phong cách chung hoặc bất kỳ tình năng nào khác có thể dễ dàng minh hoạ ý tưởng cho một dự án mới. Bên cạnh đó, Moodboard như vậy sẽ giúp khách hàng dễ dàng hiểu một concept, bởi vì họ có thể thấy những tài liệu tham khảo các sản phẩm tương tự.

3.3. Cắt ghép tự do
Các Designer thường thu thập ảnh có độ phân giải miễn phí để họ có thể sử dụng tài liệu cho các dự án khác trong tương lai. Các bộ sưu tập này có thể có ích cho việc tạo Moodboard. Ảnh ghép miễn phí với các bức ảnh đẹp là một cách hiệu quả để thể hiện tâm trạng thông qua chúng.

4. Lợi ích của việc sử dụng Moodboard là gì?
Moodboard có thể trở thành công cụ hữu ích cho người làm sáng tạo, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho Designer, thiết kế website hoặc ý tưởng ứng dụng di động, logo,...
4.1. Tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả
Lợi ích của việc sử dụng Moodboard là gì? Ưu điểm nổi trội đầu tiên của Moodboard mà không ai có thể phủ nhận là: Tạo ra những bản thiết kế bắt mắt, có tình thẩm mỹ mà không tốn quá nhiều thời gian. Đặc biệt, công cụ này còn hỗ trợ Designer thiết kế hình ảnh thương hiệu, web một cách vô cùng nhanh chóng.
4.2. Tìm kiếm cảm hứng
Moodboard là một trong những cách tốt nhất để tìm ý tưởng và khởi dậy niềm hứng khởi. Hình ảnh minh hoạ đẹp sẽ giúp chúng ta tìm đúng tâm trạng và phong cách. Ngoài ra, nếu bạn có thể hãy cố gắng tạo một Moodboard từ chất liệu thông qua những đồ vật xung quanh bạn. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến tư duy của bạn đó.

4.3. Giao tiếp với khách hàng hiệu quả
Khi một sản phẩm/dịch vụ đang ở trong giai đoạn tìm kiếm ý tưởng thì rất khó để nhà thiết kế và khách hàng hiểu nhau trong lúc thảo luận. Tài liệu trực quan như Moodboard sẽ là cầu nối để khách hàng hiểu hơn về những gì nhà thiết kế muốn truyền tải.
4.4. Truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng nhất
Đôi khi, việc chúng ta sử dụng ngôn từ có thể làm cho đối phương, khách hàng khó hình dung và hiểu hết được nội dung đó. Vậy nên việc kết hợp sử dụng Moodboard thiết kế ra những hình ảnh sẽ giúp họ dễ dàng nhận định và hiểu sâu hơn về ý tưởng. Đây sẽ là chiếc nam châm giúp các đầu mối của bạn và khách hàng được kết nối với nhau, cũng như lột tả được hết nội dung muốn truyền tải.
4.5. Dễ dàng tìm kiếm phong cách thiết kế
Trong trường hợp nhóm sáng tạo chưa nhận được ý tưởng, mong muốn về thiết kế từ khách hàng thì nhiệm vụ đó sẽ do người thiết kế đảm nhận. Để có thể lên được một ý tưởng hoàn chính thì Designer cần xây dựng một Prototype chi tiết. Trong quá trình thử nghiệm, Moodboard có những kết cấu, phông chữ, hình ảnh, màu sắc sẽ nhanh hơn so với việc dành thời gian thay đổi với từng Prototype.
5. Tham khảo một số mẫu Moodboard
Sau khi đã nắm rõ về Moodboard là gì thì bạn có thể tự tay thiết kế cho mình những sản phẩm ấn tượng. Hãy cùng tham khảo một vài mẫu Moodboard sau:





Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm Moodboard là gì, lợi ích của Moodboard trong quá trình thiết kế và cách tạo Moodboard đơn giản, hiệu quả. Moodboard là công cụ giúp truyền tải ý tưởng và cảm xúc, tạo nên sự nhất quán và định hình không gian cho dự án. Đây còn là một công cụ hữu ích để hướng dẫn việc lựa chọn màu sắc và vật liệu cũng như truyền cảm hứng cho những thành viên trong dự án.
Xem thêm:
-
Ngành F&B Là Gì? Giải Đáp Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết
-
6 Mẫu Đơn Xin Việc Bằng Tiếng Anh Chuyên Nghiệp Và Sáng Tạo
Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành | |
Việc làm Hưng Yên | Việc làm An Giang |
Việc làm Khánh Hòa | Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu |
Việc làm Kiên Giang | Việc làm Bắc Giang |
Việc làm Kon Tum | Việc làm Bạc Liêu |
Việc làm Lai Châu | Việc làm Bắc Ninh |
Việc làm Lâm Đồng | Việc làm Bắc Kạn |
Việc làm Lạng Sơn | Việc làm Bến Tre |
Việc làm Lào Cai | Việc làm Bình Định |
Việc làm Long An | Việc làm Bình Dương |
Việc làm Nam Định | Việc làm Bình Phước |
Việc làm Nghệ An | Việc làm Bình Thuận |
Việc làm Ninh Bình | Việc làm Cà Mau |
Việc làm Ninh Thuận | Việc làm Cần Thơ |
Việc làm Phú Thọ | Việc làm Cao Bằng |
Việc làm Phú Yên | Việc làm Đà Nẵng |
Việc làm Quảng Bình | Việc làm Đắk Lắk |
Việc làm Quảng Nam | Việc làm Đắk Nông |
Việc làm Quảng Ngãi | Việc làm Điện Biên |
Việc làm Quảng Ninh | Việc làm Đồng Nai |
Việc làm Quảng Trị | Việc làm Đồng Tháp |
Việc làm Sóc Trăng | Việc làm Gia Lai |
Việc làm Sơn La | Việc làm Hà Giang |
Việc làm Tây Ninh | Việc làm Hà Nam |
Việc làm Thái Bình | Việc làm Hà Nội |
Việc làm Thái Nguyên | Việc làm Hà Tĩnh |
Việc làm Thanh Hóa | Việc làm Hải Dương |
Việc làm Thừa Thiên Huế | Việc làm Hải Phòng |
Việc làm Tiền Giang | Việc làm Hậu Giang |
Việc làm TP Hồ Chí Minh | Việc làm Hòa Bình |
Việc làm Trà Vinh | Việc làm Vĩnh Long |
Việc làm Tuyên Quang | Việc làm Vĩnh Phúc |
Việc làm quốc tế | Việc làm Yên Bái |