Ngành kế toán là gì? Vai trò, phân loại và yêu cầu công việc

Kế toán là vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Cơ hội việc làm ngành kế toán ngày càng mở rộng với mức lương hấp dẫn trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, kế toán viên cần liên tục cập nhật kiến thức và phát triển những kỹ năng cần thiết.

1. Ngành kế toán là gì?

Kế toán là công việc phân tích, ghi chép và báo cáo các giao dịch tài chính của cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp. Qua quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, kế toán giúp doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch, biện pháp giải quyết phù hợp.

Kế toán là công việc phân tích, ghi chép và báo cáo các giao dịch tài chính của cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp
Kế toán là công việc phân tích, ghi chép và báo cáo các giao dịch tài chính của cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp

Kế toán là một bộ phận quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Ngành này đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư hay cắt giảm chi phí và quản lý rủi ro, đồng thời đảm bảo tổ chức tuân thủ những quy định của pháp luật, tránh những trách nhiệm về pháp lý.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển với xu hướng hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có nhu cầu tuyển dụng nhân lực kế toán với trình độ chuyên môn cao. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm kế toán với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc các cơ quan hành chính bệnh viện, trường học. Một số vị trí kế toán phổ biến như kế toán ngân hàng, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán chi phí.

2. Vai trò của ngành kế toán hiện nay

Ngành kế toán chịu trách nhiệm quản lý tài chính và đảm bảo hoạt động doanh nghiệp diễn ra minh bạch, hiệu quả. Dưới đây là những vai trò quan trọng của kế toán trong nền kinh tế hiện nay:

  • Cung cấp thông tin: Ngành kế toán chuyên cung cấp thông tin chính xác về tài chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra chiến lược, lập kế hoạch phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

  • Hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định: Ngành kế toán không chỉ đảm nhận công việc ghi chép số liệu mà còn phân tích, lập báo cáo tài chính. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, mở rộng kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí để quản lý rủi ro.

  • Tuân thủ quy định pháp luật: Ngành kế toán chịu trách nhiệm kê khai thuế, lập báo cáo tài chính để giúp doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế, tài chính. Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh rủi ro, trách nhiệm pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động minh bạch và hợp pháp.

  • Quản lý rủi ro: Kế toán sẽ theo dõi các giao dịch và kiểm soát ngân sách để phát hiện sai sót, bất thường về tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời, giảm thiểu rủi ro, tránh tổn thất lớn.

  • Hỗ trợ kiểm toán: Ngành kế toán đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình kinh doanh. Kế toán viên sẽ đưa các thông tin cần thiết để bộ phận kiểm toán có thể đánh giá và xác minh tính minh bạch của báo cáo tài chính.

  • Tham gia quản lý chi phí: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán là quản lý chi phí, tối ưu hoá quy trình kinh doanh. Nhân viên kế toán sẽ theo dõi chi tiêu, xác định các khoản chi phí không cần thiết và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hiệu suất, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngành kế toán chịu trách nhiệm quản lý tài chính và đảm bảo hoạt động doanh nghiệp diễn ra minh bạch, hiệu quả
Ngành kế toán chịu trách nhiệm quản lý tài chính và đảm bảo hoạt động doanh nghiệp diễn ra minh bạch, hiệu quả

3. Các loại kế toán trong doanh nghiệp

Ngành kế toán được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi vị trí đảm nhận một công việc riêng nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo hoạt động tài chính doanh nghiệp minh bạch và hiệu quả. Dưới đây là một số vị trí kế toán phổ biến trong tổ chức, doanh nghiệp:

3.1. Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao dịch, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này đảm nhận công việc ghi chép chính xác các giao dịch tài chính giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, kế toán ngân hàng còn phân tích số liệu và cung cấp chiến lược tài chính để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn.

Để làm tốt công việc này, kế toán cần nắm rõ quy trình giao dịch ngân hàng, có kỹ năng kiểm tra, xử lý giấy tờ chính xác.

3.2. Kế toán kho

Kế toán kho có trách nhiệm kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng tồn kho. Công việc bao gồm ghi chép các giao dịch xuất, nhập kho, đối chiếu số liệu thực tế, kiểm tra hàng hoá định kỳ và lập báo cáo hàng tồn kho.

Vì tính chất công việc liên quan trực tiếp đến quản lý hàng hoá nên kế toán kho cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và thành thạo các phần mềm hỗ trợ. Vị trí này thường làm việc tại phòng kế toán của các công ty sản xuất, thương mại.

3.3. Kế toán thuế

Kế toán thuế đảm nhận việc kê khai, tính toán và nộp thuế doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Quá trình kế toán thuế bao gồm nhiều công việc như thu thập, sắp xếp, xử lý chứng từ và làm việc với các cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Kế toán thuế cần có kiến thức sâu rộng về luật thuế, thành thạo phần mềm kế toán và có khả năng cập nhật nhanh các thay đổi về chính sách thuế.

Kế toán thuế cần có kiến thức về luật
Kế toán thuế cần có kiến thức về luật thuế

3.4. Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người quản lý và kiểm soát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ bao gồm thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu thu, chi, xuất nhập hoá đơn. Ngoài ra, họ còn đảm nhận việc kiểm tra chứng từ, lập tờ khai thuế, đảm bảo số liệu phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vì khối lượng công việc lớn, nên kế toán tổng hợp phải có kiến thức toàn diện về kế toán, thuế, tài chính cùng kỹ năng phân tích và xử lý số liệu tốt.

3.5. Kế toán chi phí

Kế toán chi phí có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát các chi phí trong quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí lao động, chi phí tiền bạc, hao mòn tài sản trong quá trình sản xuất. Từ đó phân tích, lập báo cáo chi phí định kỳ, đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả tài chính.

Vị trí kế toán chi phí đòi hỏi kỹ năng phân tích tài chính tốt, khả năng đánh giá chi phí để đề xuất các biện pháp tiết kiệm cho doanh nghiệp.

3.6. Kế toán công nợ

Công nợ chỉ chiếm một phần nhỏ trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp nhưng có vai trò quyết định trong việc duy trì tài chính ổn định. Vị trí này có nhiệm vụ theo dõi công nợ khách hàng, nhà cung cấp, lập kế hoạch thanh toán và làm việc với đối tác để thu hồi công nợ đúng hạn.

Kế toán công nợ thường làm việc tại phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán tổng hợp tại doanh nghiệp tài chính nhỏ.

3.7. Kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu có nhiệm vụ ghi nhận và kiểm soát doanh thu của công ty, đảm bảo việc hạch toán doanh thu chính xác theo quy định kế toán. Vị trí này thường làm các công việc thống kê, ghi chứng từ bán hàng, đảm bảo thông tin về doanh số bán hàng chính xác.

Người làm kế toán doanh thu cần nắm rõ các nguyên tắc kế toán về doanh thu, có tư duy logic tốt và thành thạo các phần mềm kế toán.

4. Mức lương trung bình của ngành kế toán

Theo khảo sát của Job3s, mức lương của ngành kế toán trung bình từ 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc, cụ thể:

Mức lương theo kinh nghiệm

Việc làm kế toán

Mức lương dao động

(VNĐ/tháng)

Kế toán

(Mới ra trường)

7.000.000 - 10.000.000

Kiểm toán

( 1-3 năm kinh nghiệm)

8.000.000 - 15.000.000

Kế toán

( 3-5 năm kinh nghiệm)

15.000.000 - 20.000.000

Kế toán

(Trên 5 năm kinh nghiệm)

20.000.000 - 35.000.000

Mức lương theo vị trí

Việc làm kế toán

Mức lương dao động

(VNĐ/tháng)

Kế toán viên

7.000.000 - 12.000.000

Kế toán tổng hợp

15.000.000 - 25.000.000

Kế toán trưởng

15.000.000 - 30.000.000

Giám đốc tài chính

30.000.000 - 50.000.000

Lưu ý: Mức thu nhập ngành kế toán thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí làm việc và quy mô doanh nghiệp. Nhân viên nhiều năm kinh nghiệp thường có khả năng xử lý vấn đề tốt, hoàn thành đúng tiến độ công việc nên có thu nhập ở mức cao hơn.

Ở các vị trí cấp cao như giám đốc tài chính có thể nhận mức lương lên tới 50.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, công ty tại các thành phố lớn hoặc doanh nghiệp quốc tế thường có chế độ lương thưởng cao đối với kế toán viên hoàn thành tốt công việc được giao.

Mức thu nhập ngành kế toán thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí làm việc và quy mô doanh nghiệp
Mức thu nhập ngành kế toán thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí làm việc và quy mô doanh nghiệp

5. Kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề kế toán

Để có được mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thành công trong ngành kế toán, kế toán viên cần trang bị những kỹ năng quan trọng như:

  • Kỹ năng chuyên môn: Đây là nền tảng quan trọng nhất để trở thành một kế toán viên. Kỹ năng chuyên môn bao gồm các kiến thức về nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, cách ghi chép, tổng hợp và phân tích dữ liệu tài chính.

  • Sự tỉ mỉ, cẩn thận: Ngành kế toán chuyên làm việc với các con số, một sai lầm nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Vậy nên kế toán viên cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ kiểm tra kỹ từng con số, từng báo cáo để tránh những rủi ro đáng tiếc.

  • Đạo đức nghề nghiệp: Sự trung thực và minh bạch là một yêu cầu bắt buộc khi làm ngành kế toán. Một kế toán giỏi không chỉ có trình độ chuyên môn sâu rộng mà còn phải có tinh thần trách nhiệm cao, không gian lận hoặc bao che cho những hành vi vi phạm tài chính.

  • Kỹ năng tư duy phân tích: Công việc kế toán không chỉ đơn giản là ghi chép sổ sách mà còn phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu để đưa ra báo cáo tài chính và dự báo những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình kinh doanh và có quyết định tài chính đúng đắn.

  • Khả năng chịu áp lực: Ngành kế toán thường xuyên phải làm việc với nhiều con số, áp lực có thể dẫn đến mất tập trung và dễ xảy ra sai sót. Khả năng chịu được áp lực cao sẽ giúp kế toán viên duy trì sự bình tĩnh và tìm ra các giải pháp hiệu quả khi gặp phải những vấn đề phức tạp.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian tốt giúp nhân viên kế toán phân chia thời gian làm việc một cách hợp lý. Hãy ưu tiên tập trung vào những công việc quan trọng, từ đó làm tăng hiệu quả làm việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp kế toán viên truyền đạt thông tin hiệu quả đến các bên liên quan, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp kế toán viên trình bày thông tin rõ ràng, logic, giải thích các phân tích một cách dễ hiểu.

Để có được mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thành công trong ngành kế toán, ứng viên cần trang bị những kỹ năng cần thiết
Để có được mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thành công trong ngành kế toán, kế toán viên cần trang bị những kỹ năng cần thiết

Ngành kế toán có tiềm năng phát triển lớn với mức thu nhập ổn định. Công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng tư duy và phân tích tốt. Vì vậy, kiến toán viên cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Bài viết liên quan