Ngành kiến trúc là gì? Ngành kiến trúc ra trường làm gì?

Ngành kiến trúc là lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc và công nghệ kỹ thuật để tạo ra không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ. Hiện nay, trong bối cảnh đô thị hóa, ngành kiến trúc ngày càng phát triển với nhu cầu nhân lực lớn, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn.

1. Ngành kiến trúc là gì?

Ngành kiến trúc là một lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc và khoa học kỹ thuật để thiết kế, quy hoạch các công trình. Kiến trúc sư sẽ chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế, đồng thời giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình thực hiện an toàn, đúng với kế hoạch đề ra.

Ngành kiến trúc kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc và công nghệ kỹ thuật để tạo ra không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ
Ngành kiến trúc kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc và công nghệ kỹ thuật để tạo ra không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ

Ngành kiến trúc đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng, phát triển không gian sống đầy tiện nghi và thẩm mỹ, đồng thời góp phần bảo tồn các di sản văn hóa, thúc đẩy nền kinh tế và ứng dụng kiến trúc xanh để bảo vệ môi trường.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại công ty, doanh nghiệp thiết kế ngày càng lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao. Sinh viên ngành kiến trúc sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế công trình, nội thất, cảnh quan, giám sát thi công.

Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư tại công ty, doanh nghiệp ngày càng lớn
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư tại công ty, doanh nghiệp ngày càng lớn

2. Ngành Kiến trúc thi khối nào?

Để trở thành kiến trúc sư, thí sinh cần đăng ký thi khối V và H. Bên cạnh các môn học truyền thống như Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý thì môn thi năng khiếu Vẽ là yêu cầu bắt buộc với hầu hết các trường đào tạo chuyên ngành này. Dưới đây là tổ hợp môn xét tuyển phổ biến thuộc ngành kiến trúc hiện nay:

Khối thi

Tổ hợp môn

V00

Toán , Vật Lý, Vẽ

V01

Toán, Ngữ Văn, Vẽ Mỹ Thuật

V02

Toán, Tiếng Anh, Vẽ

H01

Toán, Ngữ Văn, Vẽ

H02

Toán, Vẽ Mỹ Thuật, Vẽ trang trí màu

Để tăng cơ hội cho thí sinh trúng tuyển vào ngành kiến trúc, một số trường đại học đã mở rộng tổ hợp xét tuyển bao gồm: V01 (Toán, Lý, Vẽ Mỹ Thuật); V10 (Toán, Tiếng Pháp, Vẽ Mỹ Thuật). Trong đó, điểm xét tuyển là tổng điểm của 3 môn, môn thi năng khiếu hệ số 2 và được tổ chức thi tại địa điểm của các trường đại học có chuyên ngành kiến trúc.

Để trở thành kiến trúc sư, thí sinh cần đăng ký vào tổ hợp xét tuyển chính là khối V và H
Để trở thành kiến trúc sư, thí sinh cần đăng ký vào tổ hợp xét tuyển chính là khối V và H

3. Học kiến trúc ra trường làm gì?

Kiến trúc là một ngành có nhiều lĩnh vực nhỏ với cơ hội việc làm kiến trúc rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty thiết kế, tập đoàn xây dựng, cơ quan nhà nước với các vị trí khác nhau như:

3.1. Kiến trúc sư công trình

Kiến trúc sư công trình là người lên ý tưởng, thiết kế các không gian mang tính thẩm mỹ và an toàn. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm người điều phối, quản lý dự án từ bản vẽ đến khi hoàn thành.

Kiến trúc sư công trình có thể làm việc tại các công ty thiết kế kiến trúc, tập đoàn xây dựng, doanh nghiệp. Công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy cùng khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như AutoCAD, SketchUp, Revit.

3.2. Kiến trúc sư nội thất

Kiến trúc sư nội thất đảm nhận việc thiết kế, bố trí không gian nội thất bên trong công trình giúp tạo sự hài hòa về thẩm mỹ. Công việc bao gồm lựa chọn vật liệu, màu sắc, đồ nội thất để tạo ra không gian tiện nghi phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Kiến trúc sư nội thất thường làm việc tại các công ty, studio thiết kế hoặc làm tự do.

3.3. Kiến trúc sư cảnh quan

Kiến trúc sư cảnh quan chịu trách nhiệm thiết kế không gian ngoài trời như công viên, khu đô thị, sân vườn, khu nghỉ dưỡng… để đảm bảo hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên. Hiện nay, kiến trúc sư cảnh quan có thể làm việc tại các cơ quan đô thị nhà nước, văn phòng thiết kế, công ty, doanh nghiệp.

3.4. Quy hoạch đô thị, vùng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành kiến trúc có thể làm việc tại viện quy hoạch, sở xây dựng, công ty nghiên cứu phát triển đô thị với vai trò nhân viên quy hoạch đô thị và vùng.

Người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng phát triển các khu vực dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn. Để hoàn thành tốt công việc, kiến trúc sư cần có kiến thức về luật quy hoạch, chính sách phát triển đô thị, kỹ năng phân tích dữ liệu và tư duy hệ thống.

3.5. Giám sát công trình

Giám sát công trình là công việc quan trọng giúp đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng theo bản vẽ thiết kế và tiến độ đã đề ra. Công việc của kiến trúc sư giám sát công trình bao gồm:

  • Theo dõi chặt chẽ việc xây dựng, lắp đặt công trình, đảm bảo đúng theo kế hoạch và tiến độ.

  • Kiểm tra và phát hiện các lỗi kỹ thuật để đưa ra phương án giải quyết, khắc phục lỗi kịp thời.

  • Lập báo cáo định kỳ, cập nhật tình hình thi công dự án cho chủ đầu tư.

  • Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới để nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn và chất lượng thi công.

Để đảm nhận tốt vai trò trên, kiến trúc sư giám sát cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về nguyên vật liệu, tiêu chuẩn an toàn xây dựng, đặc biệt khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng, linh hoạt.

3.6. Giảng viên

Nếu yêu thích công việc giảng dạy và nghiên cứu, kiến trúc sư có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Công việc bao gồm truyền đạt kiến thức chuyên môn, hướng dẫn sinh viên thực hành thiết kế, tham gia các dự án, nghiên cứu khoa học.

Để trở thành giảng viên tại các trường đại học, kiến trúc sư cần có bằng thạc sĩ, trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung đánh giá năng lực 6 bậc của Việt Nam và khả năng sử dụng tin học thành thạo.

Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau

4. Mức lương trung bình của ngành kiến trúc

Theo khảo sát của Job3s, Mức lương trung bình của ngành kiến trúc từ 10.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và nơi làm việc, cụ thể như sau:

Việc làm Kiến trúc

Mức lương dao động

(VNĐ/tháng)

Thực tập sinh

6.000.000 - 8.000.000

Mới vào nghề

8.000.000 - 10.000.000

1 - 3 năm kinh nghiệm

10.000.000 - 25.000.000

3 - 5 năm kinh nghiệm

15.000.000 - 25.000.000

Trưởng phòng/quản lý

25.000.000 - 30.000.000

Lưu ý: Kiến trúc sư làm việc tại cơ sở nhà nước thường có mức lương thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nghề sẽ nhận được chế độ lương thưởng cao hơn so với người mới ra trường.

5. Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc

Muốn học tập và làm việc trong ngành kiến trúc, bên cạnh năng khiếu vẽ đẹp, tính thẩm mỹ cao, ứng viên cần có thêm những tố chất, kỹ năng dưới đây:

  • Khả năng sáng tạo: Ngành kiến trúc là sự kết hợp giữa yếu tố nghệ thuật kiến trúc và công nghệ. Vậy nên khả năng sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu để giúp kiến trúc sư có những ý tưởng mới, thiết kế được những công trình độc đáo với không gian sống ấn tượng và khác biệt.

  • Khả năng tính toán: Khi học tập trong ngành kiến trúc, bạn cần có khả năng tính toán tốt để đảm bảo công trình an toàn, tiết kiệm chi phí. Từ thiết kế bản vẽ đến công trình thực tế phải được tính toán kích thước phù hợp, đảm bảo tính khả thi và thẩm mỹ.

  • Tư duy logic: Tư duy logic là kỹ năng vô cùng cần thiết giúp kiến trúc sư giải quyết các bài toán trong không gian, đảm bảo sự liên kết giữa các yếu tố trong công trình.

  • Ham học hỏi: Ngành kiến trúc luôn thay đổi, phát triển theo xu hướng mới, đòi hỏi kiến trúc sư phải học hỏi không ngừng để cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng.

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp kiến trúc sư có thể để trình bày ý tưởng thiết kế với khách hàng. Bên cạnh đó, để quá trình thực hiện dự án diễn ra thuận lợi theo kế hoạch, kiến trúc sư cần phải phối hợp nhiều bộ phận khác nhau nên kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

  • Khả năng chịu áp lực cao: Ngành kiến trúc có khối lượng công việc lớn, thường xuyên phải làm việc với áp lực cao, nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy kiến trúc sư cần có khả năng chịu áp lực tốt, khả năng xử lý vấn đề linh hoạt để đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao.

Ngành kiến trúc yêu cầu những kỹ năng và tố chất cần thiết
Ngành kiến trúc yêu cầu những kỹ năng và tố chất cần thiết

6. Trường đào tạo ngành Kiến trúc uy tín nhất Việt Nam

Hiện nay nhiều trường đại học lớn trên cả nước đào tạo chuyên ngành kiến trúc uy tín chất lượng với các tổ hợp xét tuyển phổ biến như V00 (Toán, Lý, Vẽ), V01 (Toán, Văn, Vẽ). Điểm chuẩn của chuyên ngành này dao động từ 21 - 24 điểm tùy thuộc vào trường và khối thi.

Dưới đây là một số trường đại học đào tạo ngành kiến trúc có cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm như:

Khu vực

Tên

trường

Khối tuyển sinh

Điểm chuẩn

(2024)

Học phí

(2024)

Hà Nội

Đại học Kiến trúc Hà Nội

V00, V01, V02

30.2 (Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2)

16.400.000 VNĐ/năm

Hà Nội

Đại học Xây dựng Hà Nội

V00, V02, V10

21.9

16.400.000 VNĐ/năm

Đà Nẵng

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

V00, V02, V10, 5K1; 121; A01

21

36.540.000/năm

TP. HCM

Đại học Kiến trúc TP. HCM

V00, V01, V02

24.09

6.156.000 VNĐ/học kỳ

TP. HCM

Đại học Bách khoa TP. HCM

Xét tuyển kết hợp

70.85

16.400.000 VNĐ/năm

Ngành kiến trúc không chỉ có tiềm năng phát triển nghề nghiệp lớn mà còn mang đến mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công trong lĩnh vực này, kiến trúc sư cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng đồng thời làm việc, trải nghiệm nhiều để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế.

Bài viết liên quan