Mức lương ngành Kiểm toán theo từng vị trí & Yếu tố ảnh hưởng

Mức lương ngành kiểm toán trung bình từ 9.000.000 - 12.000.000 VNĐ/tháng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thu nhập ngành kiểm toán tại các cơ sở nhà nước tương đối ổn định và có sự chênh lệch so với các doanh nghiệp tư nhân. Ứng viên kiểm toán cần nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng cố gắng tìm kiếm cơ hội, vượt qua thử thách để có mức thu nhập như mong đợi.
Mức lương kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Mức lương kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố

1. Mức lương ngành Kiểm toán theo mức lương cơ sở của Nhà nước

Đối với kiểm toán làm việc tại các cơ sở nhà nước sẽ được tính lương dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:

Mức lương kiểm toán = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được quy định rõ tại khoản 2 điều 3 của nghị định chính phủ 73/2024 là 2.340.000 VNĐ/tháng.

  • Hệ số lương kiểm toán theo quy định của Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 như sau:

Nhóm chức danh

Hệ số lương công chức loại Loại A3

Hệ số lương công chức loại A2

Hệ số lương công chức loại A1

Bậc 1

6.2

4.4

2.34

Bậc 2

6.56

4.74

2.67

Bậc 3

6.92

5.08

3.00

Bậc 4

7.28

5.42

3.33

Bậc 5

7.64

5.76

3.66

Bậc 6

8.00

6.1

3.99

Bậc 7

-

6.44

4.32

Bậc 8

-

6.78

4.65

Bậc 9

-

-

4.98

Đối tượng được áp dụng bảng lương trên bao gồm:

  • Công chức loại A3: Chuyên viên cao cấp, kiểm toán viên cao cấp và tương đương.

  • Công chức loại A2: Chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương.

  • Công chức loại A1: Chuyên viên, kiểm toán viên và tương đương.

Như vậy bảng lương kiểm toán làm việc trong nhà nước theo mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2024 là:

Chuyên viên cao cấp, kiểm toán viên cao cấp và tương đương

Công chức loại A3

Hệ số lương

Mức lương

(VNĐ/tháng)

Bậc 1

6,20

14.508.000

Bậc 2

6,56

15.350.400

Bậc 3

6,92

16.192.800

Bậc 4

7,28

17.035.200

Bậc 5

7,64

17.877.600

Bậc 6

8,00

18.720.000

Chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương

Công chức loại A2

Hệ số lương

Mức lương

(VNĐ/tháng)

Bậc 1

4,40

10.296.000

Bậc 2

4,74

11.091.600

Bậc 3

5,08

11.887.200

Bậc 4

5,42

12.682.800

Bậc 5

5,76

13.478.400

Bậc 6

6,10

14.274.000

Bậc 7

6,44

15.069.600

Bậc 8

6,78

15.865.200

Chuyên viên, kiểm toán viên và tương đương

Công chức loại A1

Hệ số lương

Mức lương

(VNĐ/tháng)

Bậc 1

2,34

5.475.600

Bậc 2

2,67

6.247.800

Bậc 3

3,00

7.020.000

Bậc 4

3,33

7.792.200

Bậc 5

3,66

8.564.400

Bậc 6

3,99

9.336.600

Bậc 7

4,32

10.108.800

Bậc 8

4,65

10.881.000

Bậc 9

4,98

11.653.200

Mức lương kiểm toán tại cơ quan nhà nước phụ thuộc vào lương cơ bản và hệ số lương theo cấp bậc
Mức lương kiểm toán tại cơ quan nhà nước phụ thuộc vào lương cơ bản và hệ số lương theo cấp bậc

2. Mức lương ngành kiểm toán theo kinh nghiệm tại các doanh nghiệp tư nhân

Lương kiểm toán tại các doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và nơi làm việc. Trong đó kinh nghiệm là những yếu tố quan trọng quyết định mức lương của kiểm toán. Dưới đây là bảng mức lương kiểm toán theo kinh nghiệm làm việc được Job3s gợi ý mà ứng viên có thể tham khảo:

Kiểm toán

Mức lương dao động

(VNĐ/tháng)

Thực tập sinh

3.000.000 - 5.000.000

Kiểm toán mới ra trường

5.000.000 - 7.000.000

Kiểm toán

(1 - 3 năm kinh nghiệm)

7.000.000 - 10.000.000

Kiểm toán

(3 - 5 năm kinh nghiệm)

12.000.000 - 15.000.000

Kiểm toán

(Cấp cao hoặc quản lý)

18.000.000 - 20.000.000

Lưu ý: Mức lương kiểm toán tại doanh nghiệp tư nhân có sự chênh lệch rõ rệt so với lương ở các cơ sở nhà nước. Kiểm toán viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ nhận được mức lương cao hơn thực tập sinh hay kiểm toán mới ra trường.

Ngoài ra, thu nhập của ngành kiểm toán còn phụ thuộc vào vị trí và nơi làm việc. Nếu làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài tại thành phố lớn sẽ có mức lương cực kỳ cao, ở vị trí cao như quản lý có thể nhận mức lương lên tới 20.000.000 VNĐ/tháng.

Kiểm toán viên làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài tại thành phố lớn sẽ có mức lương cực kỳ cao
Kiểm toán viên làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài tại thành phố lớn sẽ có mức lương cực kỳ cao

3. Mức lương của ngành Kiểm toán theo từng vị trí đảm nhiệm

Vị trí đảm nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương kiểm toán. Cấp bậc càng cao, yêu cầu về chuyên môn cùng kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược càng lớn. Vậy nên mức thu nhập cũng tương ứng với năng lực làm việc, cụ thể:

Vị trí đảm nhiệm

Mức lương dao động

(VNĐ/tháng)

Trợ lý kiểm toán

8.000.000 - 15.000.000

Kiểm toán viên

12.000.000 - 18.000.000

Trưởng nhóm kiểm toán

15.000.000 - 25.000.000

Giám đốc kiểm toán

30.000.000 - 50.000.000

3.1. Trợ lý kiểm toán

Trợ lý kiểm toán là người hỗ trợ kiểm toán viên thu thập, kiểm tra và phân tích dữ liệu tài chính. Đây là vị trí khởi đầu quan trọng để phát triển lên các vị trí cao hơn trong lĩnh vực kiểm toán. Mức lương của trợ lý kiểm toán hiện nay là 8.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng. Sau khi làm việc một thời gian, thu nhập sẽ tăng lên dựa trên kinh nghiệm tích lũy.

3.2. Kiểm toán viên

Kiểm toán viên là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính. Kiểm toán viên có thể làm việc tại các công ty kiểm toán hoặc trong bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp với mức lương 12.000.000 - 18.00.000 VNĐ/tháng.

3.3. Trưởng nhóm kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán là lập kế hoạch, phân chia công việc và giám sát hoạt động của kiểm toán viên, đảm bảo quá trình làm việc tuân thủ đúng quy định tài chính. Đây là vị trí có mức lương khá cao từ 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng Nếu làm việc tại các công ty lớn, doanh nghiệp nước ngoài mức thu nhập có thể lên tới 30.000.000 VNĐ/tháng.

3.4. Giám đốc kiểm toán

Giám đốc kiểm toán là người đứng đầu bộ phận kiểm toán của doanh nghiệp. Vị trí này yêu cầu có khả năng quản lý tốt, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực kiểm toán, trách nhiệm càng lớn, mức thu nhập càng cao lên tới 30.000.000 - 50.000.000 VNĐ/tháng.

Vị trí đảm nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương kiểm toán
Vị trí đảm nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương kiểm toán

4. Yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành Kiểm toán

Mức lương ngành kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để có mức lương cao như mong đợi, ứng viên cần chú ý một số yếu tố quan trọng dưới đây:

4.1. Bằng cấp chuyên môn

Bằng cấp chuyên môn là yếu tố quyết định mức lương của kiểm toán viên. Những người có bằng cấp cao như thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ có lợi thế khi ứng tuyển. Đặc biệt các chứng chỉ quốc tế cũng giúp kiểm toán nâng cao mức thu thập tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia.

4.2. Kinh nghiệm làm việc

Đa số các công ty, doanh nghiệp đều cân nhắc đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên để đưa ra mức lương hợp lý. Những người mới ra trường sẽ có mức lương khởi điểm thấp hơn những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Kiểm toán có trên 5 năm kinh nghiệm thường có khả năng phân tích, xử lý vấn đề tốt hơn nên cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn và có nguồn thu nhập tăng đáng kể.

4.3. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của kiểm toán. Các công ty, doanh nghiệp lớn thường có khối lượng công việc lớn, phức tạp hơn nên chế độ lương thưởng của kiểm toán thường rất hấp dẫn từ 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng. Trong khi đó, tại các công ty nhỏ mức lương kiểm toán chỉ dao động từ 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.

4.4. Địa điểm làm việc

Mức lương kiểm toán có thể thay đổi dựa trên khác biệt về mức sống, sự cạnh tranh trong thị trường lao động ở từng địa điểm khác nhau. Người làm việc tại thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường nhận được mức lương cao hơn so với các tình thành khác.

Ngoài ra, các khu vực kinh tế phát triển như khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc khu tập trung các doanh nghiệp lớn cũng có xu hướng trả lương cao cho kiểm toán viên.

Để có mức lương cao như mong đợi, ứng viên cần chú ý một số yếu tố quan trọng
Để có mức lương cao như mong đợi, ứng viên cần chú ý một số yếu tố quan trọng

5. Bí quyết cải thiện mức lương ngành Kiểm toán

Ngành kiểm toán là một trong những lĩnh vực có mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên để đạt được mức lương như mong muốn, kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao năng lực, tích lũy kinh nghiệm. Dưới đây là một số bí quyết giúp kiểm toán cải thiện mức lương và thăng tiến trong sự nghiệp:

  • Tìm kiếm cơ hội tại các công ty lớn:

Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia giúp ứng viên có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, tiếp cận với nhiều dự án lớn.

Ngoài ra, các công ty lớn thường có chính sách lương thưởng hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt tạo điều kiện giúp bạn phát triển trong nghề. Vậy nên nếu muốn cải thiện mức thu nhập, ứng viên có thể thử tìm kiếm những cơ hội việc làm kiểm toán mới tại các công ty, doanh nghiệp lớn.

  • Nâng cao trình độ chuyên môn:

Kiến thức chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định mức thu nhập của kiểm toán. Nếu sở hữu tấm bằng cao học như thạc sĩ, tiến sĩ hoặc chứng chỉ quốc tế sẽ giúp bạn có lợi thế để đạt được mức lương như mong đợi.

Ngoài ra, hãy tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

  • Tìm hiểu kiến thức chuyên sâu:

Bên cạnh nền tảng kiểm toán cơ bản, ứng viên cần tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên sâu liên quan đến kiểm toán thuế, kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán tài chính. Nhân viên kiểm toán có chuyên môn sâu trong lĩnh vực sẽ được các doanh nghiệp đánh giá cao và sẵn sàng trả mức lương hấp dẫn.

Ngoài ra, việc chủ động học hỏi, nâng cao năng lực cũng giúp ứng viên có nhiều cơ hội phát triển và đạt được mức lương hấp dẫn.

Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc giúp kiểm toán viên nâng cao được mức thu nhập
Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc giúp kiểm toán viên nâng cao được mức thu nhập

Mức lương kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí và nơi làm việc. Để đạt được mức thu nhập như mong muốn, kiểm toán viên cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên sâu, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, ứng viên cũng nên tìm những cơ hội mới tại các công ty, doanh nghiệp lớn để nâng cao thu nhập.

Bài viết liên quan