Kiểm toán là gì? Chức năng, phân loại & mô tả công việc
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Các báo cáo này bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chính sách kế toán. Từ đó, kiểm toán sẽ cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Kiểm toán đóng giúp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, ngân hàng. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp tuân thủ những quy định pháp lý, giảm thiểu rủi ro về tài chính, tăng hiệu quả kinh doanh và tạo dựng lòng tin trên thị trường.

2. Chức năng của kiểm toán
Kiểm toán không chỉ đơn giản là kiểm tra báo cáo tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tuân thủ đúng quy định tài chính. Dưới đây là một số chức năng chính của ngành kiểm toán:
-
Kiểm chứng: Kiểm chứng là quá trình kiểm tra mức độ chuẩn xác, minh bạch về các báo cáo tài chính. Đây là yếu tố nền tảng giúp đảm bảo tính trung thực trong thông tin tài chính, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
-
Đánh giá: Kiểm toán phải đưa ra đánh giá, nhận xét về tính hợp lý, trung thực của các thông tin trong báo cáo tài chính. Doanh nghiệp sẽ nhận thấy được những sai lệch, bất cập trong hệ thống, từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp.
-
Định hướng: Kiểm toán còn đóng vai trò tư vấn, định hướng nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống kiểm soát, tối ưu quy trình quản lý và vận hành. Đối với các cơ quan nhà nước, kiểm toán cũng góp phần hỗ trợ trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách kinh tế, tài chính.

3. Phân loại kiểm toán
Dựa trên mục tiêu và phạm vi hoạt động, kiểm toán được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại kiểm toán đều có vai trò riêng trong việc kiểm tra, đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính. Dưới đây là phân loại kiểm toán phổ biến hiện nay:
3.1. Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm tra, đánh giá và xác minh việc quản lý tài sản công của cơ quan, tổ chức do nhà nước quản lý. Công việc bao gồm xem xét ngân sách nhà nước, các khoản đầu tư công, các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Mục tiêu của kiểm toán nhà nước là đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong việc sử dụng tài chính công, phát hiện các sai phạm để đề xuất ra giải pháp khắc phục.
3.2. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là dịch vụ công ty kiểm toán tư nhân cung cấp để đánh giá tính trung thực của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Họ thực hiện việc kiểm tra, xác minh thông tin tài chính hoặc cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính, kinh tế dựa trên yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán giúp công ty, doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý.

3.3. Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác minh các hoạt động tài chính, kiểm soát nội bộ của hoạt động, tổ chức. Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn giúp tổ chức tuân thủ các quy định nội bộ và pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán của doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu của ban quản trị hoặc ban giám đốc.
4. Mô tả công việc của kiểm toán
Quy trình kiểm toán nhằm phát hiện sai sót, gian lận và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Vì vậy kiểm toán viên phải thực hiện nhiều công việc với các bước quan trọng như:
4.1. Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Có kế hoạch cụ thể sẽ giúp kiểm toán viên định hướng, kiểm soát tốt mọi công việc sau này, đồng thời, dễ dàng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong quy trình kiểm toán.
4.2. Bước 2: Xây dựng chương trình kiểm toán
Sau khi lên kế hoạch cụ thể, kiểm toán viên cần xây dựng chương trình hiệu quả bao gồm xác định số lượng và thứ tự công việc cần thực hiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình kiểm toán. Đây là bước cơ bản giúp kiểm toán viên có thể thực hiện công việc chặt chẽ, chính xác và đúng tiến độ đề ra.
4.3. Bước 3: Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán
Thu thập thông tin là nhiệm vụ quan trọng nhất trong kiểm toán, giúp đánh giá trung thực, chính xác của các báo cáo tài chính. Vậy nên kiểm toán viên cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin như:
-
Kiểm toán cân đối: Dựa vào phương trình kế toán để kiểm tra tính hợp lý của số liệu tài chính.
-
Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu với một chỉ tiêu nhằm xác minh tính chính xác và thống nhất của thông tin.
Đối chiếu logic: Phân tích, nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để phát hiện điểm bất thường hoặc những sai sót tiềm ẩn. -
Điều tra: Sử dụng các phương pháp khác nhau để tiếp cận và đánh giá thực trạng hoạt động của đơn vị kiểm toán.
-
Trắc nghiệm: Thực hiện tái diễn các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác minh kết quả của một quá trình hoặc sự việc đã xảy ra.

4.4. Bước 4: Ghi chép thông tin
Kiểm toán viên sẽ thực hiện ghi chép lại toàn bộ các thông tin đã thu thập. Việc ghi chép đầy đủ, chi tiết giúp đảm bảo tính khách quan và trở thành căn cứ, bằng chứng quan trọng để đưa ra kết luận kiểm toán.
4.5. Bước 5: Kết luận và báo cáo
Sau khi hoàn tất các công việc thu thập, kiểm tra và phân tích dữ liệu, nhân viên kiểm toán sẽ dựa trên một số yếu tố và đưa ra kết luận về tính chính xác, minh bạch của báo cáo tài chính. Cuối cùng lập thành biên bản hoặc báo cáo kiểm toán chính thức.
5. Các vị trí công việc phổ biến ngành kiểm toán
Ngành kiểm toán mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp với đa dạng vị trí việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kiểm toán, ứng viên có thể làm việc tại các vị trí phổ biến được Job3s được ý dưới đây:
5.1. Trợ lý kiểm toán
Trợ lý kiểm toán là người hỗ trợ kiểm toán viên trong công việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, tham gia kiểm kê kho, lập báo cáo. Công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng số liệu tốt. Đây là bước đệm quan trọng để thăng tiến lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực kiểm toán.
5.2. Kiểm toán viên
Kiểm toán viên là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Công việc bao gồm kiểm tra, phát hiện các sai sót, gian lận hoặc các vấn đề không tuân thủ quy định trong kế toán. Từ đó lập báo cáo để phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Công việc của kiểm toán viên đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng phân tích, giao tiếp tốt. Họ thường làm việc tại các công ty kiểm toán hoặc trong bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp với mức lương khá cao.

5.3. Trưởng nhóm kế toán
Trưởng nhóm kế toán là người đứng đầu bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp hoặc công ty. Họ phụ trách giám sát, phân công công việc cho một nhóm kiểm toán để đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ của dự án.
Ngoài ra, trưởng nhóm kế toán còn có nhiệm vụ lập kế hoạch, phân tích, giải quyết các vấn đề phát sinh và đánh giá những rủi tài chính. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm làm việc nhiều năm, có khả năng lãnh đạo tốt để hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán viên hoàn thành tốt công việc.
5.4. Giám đốc kiểm toán
Giám đốc kiểm toán là vị trí lãnh đạo cấp cao trong bộ phận kiểm toán của doanh nghiệp hoặc công ty. Họ chịu trách nhiệm điều hành và đảm bảo sự thành công của cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, giám đốc kiểm toán còn giúp khách hàng và nhân viên giải quyết những vấn đề phát sinh. Để đảm nhận công việc này, đòi hỏi giám đốc cần có kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng quản lý tốt cùng sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kiểm toán, tài chính.
6. Mức lương trung bình của nhân viên kiểm toán
Mức lương ngành kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí và nơi làm việc. Mức lương kiểm toán tại các doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với cơ sở nhà nước. Ở vị trí cao cấp như giám đốc kiểm toán có thể đạt mức thu nhập lên đến 50.000.000 VNĐ/tháng.
Dưới đây là mức lương trung bình theo kinh nghiệm và vị trí việc làm kiểm toán:
Mức lương theo kinh nghiệm
Kiểm toán | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
---|---|
Thực tập sinh | 3.000.000 - 5.000.000 |
Kiểm toán mới ra trường | 5.000.000 - 7.000.000 |
Kiểm toán (1 - 3 năm kinh nghiệm) | 7.000.000 - 10.000.000 |
Kiểm toán (3 - 5 năm kinh nghiệm) | 12.000.000 - 15.000.000 |
Mức lương theo vị trí
Vị trí đảm nhiệm | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
---|---|
Trợ lý kiểm toán | 8.000.000 - 15.000.000 |
Kiểm toán viên | 12.000.000 - 18.000.000 |
Trưởng nhóm kiểm toán | 15.000.000 - 25.000.000 |
Giám đốc kiểm toán | 30.000.000 - 50.000.000 |
7. Kỹ năng và tố chất cần có của nhân viên kiểm toán
Để hoàn thành công việc kiểm toán, ứng viên cần có những kỹ năng và tố chất quan trọng dưới đây:
-
Kiến thức về kế toán: Nhân viên kiểm toán cần có kiến thức cơ bản về nguyên tắc, quy định của kế toán bao gồm chuẩn mực kế toán quốc tế và các quy định pháp lý hiện hành.
-
Kỹ năng phân tích: Kỹ năng phân tích giúp nhân viên kiểm toán dễ dàng phát hiện những sai sót, vi phạm và rủi ro, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để cải thiện hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
-
Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp nhân viên kiểm toán có thể truyền đạt thông tin rõ ràng đến khách hàng, đồng nghiệp, đồng thời giúp họ giải thích kết quả kiểm toán, xử lý các tình huống nhanh chóng và chuyên nghiệp.
-
Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Tính chất công việc kiểm toán liên quan đến những vấn đề tài chính quan trọng. Vậy nên kiểm toán viên cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ để phát hiện kịp thời những sai sót, đảm bảo tuân thủ quy định kiểm toán và nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
-
Kiên nhẫn và kiên trì: Kiểm toán là ngành đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian dài, đặc biệt khi phải xử lý lượng lớn khối lượng lớn công việc. Tính kiên nhẫn, kiên trì giúp kiểm toán viên duy trì sự tập trung và hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao.
-
Đạo đức nghề nghiệp: Nhân viên kiểm toán cần có tính trung thực, công bằng, chính xác trong các báo cáo tài chính. Quá trình kiểm toán phải thực hiện đúng quy định, không chịu ảnh hưởng bởi những lợi ích cá nhân hay áp lực từ bên ngoài. Đạo đức nghề nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên kiểm toán mà còn là cơ sở để xây dựng lòng tin khách hàng.
-
Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhân viên kiểm toán xử lý khối lượng công việc lớn và đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn.

Ngành kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật. Nhân viên kiểm toán cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm để đạt được mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong lĩnh vực này.