Ngành viễn thông là gì? Xu hướng phát triển trong tương lai
1. Khái niệm ngành viễn thông là gì?
Sự phát triển của công nghệ viễn thông trong thế giới hiện đại ngày nay đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh tế, văn hóa của người dân; đồng thời hỗ trợ nhà nước trong việc quản lý và xây dựng hệ thống an ninh hiệu quả. Vậy ngành viễn thông là gì? Cùng hiểu rõ khái niệm này ngay dưới đây.
Ngành viễn thông là lĩnh vực tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị để xây dựng hệ thống truyền tải thông tin, hỗ trợ quá trình giao tiếp trên phạm vi toàn cầu.
Song song với viễn thông là khái niệm điện tử. Cụ thể, ngành Điện tử tập trung vào nghiên cứu và sản xuất vi mạch, đây chính là bộ phận “nòng cốt” của các thiết bị điện tử, vận hành toàn bộ hoạt động của thiết bị.
Dựa trên nền tảng đó, ngành điện tử - viễn thông ra đời nhằm đáp ứng về nhu cầu truyền tải thông tin. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, ngành viễn thông đang ngày càng áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản phẩm viễn thông ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, có thể kể đến như điện thoại, tivi, máy tính, mạch điều khiển,...
Có thể thấy rằng ngành viễn thông nói riêng và ngành điện tử - viễn thông nói chung đang chiếm lĩnh vị trí “đắc địa” trong việc xây dựng hệ thống thông tin toàn cầu. Nhờ vào đó, quá trình trao đổi, giám sát, điều khiển, truy xuất các thiết bị điện tử trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

2. Lịch sử phát triển của ngành viễn thông
Hiểu được khái niệm ngành viễn thông là gì có thể thấy được ý nghĩa to lớn của ngành này mang lại cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Ngành viễn thông được ra đời từ rất lâu và ngày càng đổi mới đến hiện tại và trong tương lai. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của ngành viễn thông.
-
Thời kỳ sơ khai ngành viễn thông
Ban đầu, viễn thông chỉ bao gồm hai tín hiệu: Tín hiệu khói được sử dụng bởi người Bắc Mỹ và Trung Quốc, tín hiệu trống được sử dụng bởi người bản xứ Châu Phi, New Guinea và Nam Mỹ. Không giống với khái niệm ngành viễn thông là gì được giải thích ở trên, ở thời điểm này, viễn thông được sử dụng trong công việc nhiều hơn.
Năm 1972, kỹ sư người Pháp, tên là Claude Chappe cho ra đời semaphore (hệ thống điện báo hình ảnh) đầu tiên dựa trên các rọc quay của chùm gỗ. Tiếp đó, kỹ sư người Thụy Điển, Abraham Edel Crantz hình thành một hệ thống điện báo nhanh hơn dựa vào cửa chớp. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hệ thống của hai kỹ sư này nhanh chóng bị bỏ dở vào năm 1880, do chúng cần có những người có tay nghề và những tháp điện báo đắt tiền chỉ trong đường truyền ngắn.
-
Sự ra đời của Hệ thống Điện báo
Vào năm 1844, với sự đối mới trong hệ thống điện báo của Samuel Morse. Bưu điện Hoa kỳ là một trong những khu vực tiên phong ở tuyến từ Washington đến Baltimore trong ba năm.
Công ty độc quyền viễn thông đầu tiên Western Union được hình thành vào năm 1856 và nhanh chóng mở rộng theo các tuyến đường sắt.
Năm 1858, Năm 1858, một tập đoàn do Mỹ dẫn đầu đã triển khai đường dây điện báo dưới nước nhằm kết nối Anh và Mỹ, nhưng hệ thống này chỉ hoạt động trong thời gian ngắn trước khi gặp sự cố. Sau nhiều lần thử nghiệm không thành công, đến năm 1966, các tuyến cáp xuyên Đại Tây Dương mới được lắp đặt thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực viễn thông.
-
Sự ra đời của điện thoại
Với nhiều thành công của ngành điện báo và các doanh nghiệp sản xuất điện, tạo tiền đề cho sự hình thành của chiếc điện thoại đầu tiên.
Người sáng tạo chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell, ông nhận được bằng sáng chế đầu tiên trong sự nghiệp của minh vào tháng 3 năm 1876. Ban đầu, ông vạch ra chiến lược kinh doanh tập trung vào việc cấp quyền sử dụng bằng sáng chế và bán thiết bị cho nhiều công ty xây dựng hệ thống tại khu vực có nhiều người giàu có.
Năm 1970, điện thoại ra đời dựa trên những nghiên cứu trước đó với máy điện báo đa tín hiệu.
Vào năm 1878 và 1879, dịch vụ điện thoại thương mại đầu tiên được đưa vào hoạt động tại thành phố New Haven và London. Cũng trong khoảng thời gian đó, số điện thoại và danh bạ được người dân sử dụng.
Mọi đường phố lớn tại Hoa Kỳ được xây dựng các đường dây liên thành phố và các tổng đài điện thoại vào giữa những năm 1880. Tuy nhiên, dịch vụ này đã bị hạn chế bởi công nghệ thô để cung cấp dịch vụ địa phương và việc bằng sáng chế Chuông hết hạn vào năm 1893.
Vào thời điểm đó, một người làm việc ở thành phố Kansas, đã phát triển công tắc điện thoại tự động cơ học đầu tiên năm 1891. Năm 1893, quốc gia dẫn đầu thế giới về số điện thoại trên 100 người (cường độ từ xa) là Thụy Điển với 0,55 trên cả nước, đặc biệt ở Stockholm có 10.000 trên tổng số 27.658 thuê bao.
Sự ra đời của điện thoại đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông là gì, góp phần thúc đẩy kết nối và giao tiếp trên toàn cầu.
-
Sự phát triển của ngành viễn thông trong thế kỷ 20
Vào năm 1904, tại Mỹ có hơn ba triệu điện thoại vẫn được kết nối bằng các tổng đài thủ công. Trong nửa thập kỷ tiếp theo, khi mặt số quay được thêm vào điện thoại, mạng lưới điện thoại ngày càng lớn và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Đến năm 1915, nhờ bộ khuếch đại ống chân không, dịch vụ điện thoại xuyên lục địa trở nên khả thi. Năm 1927, cuộc gọi thoại xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được thực hiện bằng sóng radio, nhưng phải đến năm 1956, cáp ngầm TAT-1 mới chính thức đi vào hoạt động.
Sau năm 1945, công nghệ viễn thông phát triển mạnh với cáp đồng trục và liên kết vi sóng, giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất truyền dữ liệu. Năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik, mở ra kỷ nguyên truyền thông vệ tinh, với vệ tinh địa tĩnh thương mại đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970.
Trong lĩnh vực điện thoại di động, Bell Labs phát triển hệ thống tế bào vào những năm 1970. Năm 1973, Martin Cooper của Motorola thực hiện cuộc gọi di động đầu tiên, đánh dấu kỷ nguyên điện thoại cầm tay. Năm 1982, FCC phê duyệt hệ thống điện thoại di động tương tự, thúc đẩy ngành viễn thông không dây.
Công nghệ số xuất hiện từ năm 1962 với hệ thống sóng mang T1 của AT&T, sau đó là cáp quang giúp tăng dung lượng truyền tải. Internet bắt đầu phát triển từ ARPANET (1969), mở rộng ra quốc tế vào những năm 1970 và trở thành mạng công cộng phổ biến từ năm 1995, nhờ sự ra đời của World Wide Web.
Đến đầu những năm 2000, hơn một nửa số hộ gia đình Mỹ đã kết nối Internet, với xu hướng sử dụng VoIP ngày càng tăng. Điện thoại IP, dựa trên giao thức VoIP, bắt đầu thay thế các hệ thống điện thoại truyền thống, đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2005, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định sự cần thiết của ngành viễn thông là gì trong thời đại số.

3. Các lĩnh vực trong ngành viễn thông
Viễn thông được hình thành từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển để ta hiểu rõ hơn về khái niệm ngành viễn thông là gì. Trải qua nhiều sự cải tiến và đổi mới, việc làm viễn thông hiện có ba lĩnh vực phổ biến bao gồm: Viễn thông cố định, viễn thông di động và viễn thông vệ tinh.
3.1. Viễn thông cố định
Viễn thông cố định là hệ thống truyền tải thông tin sử dụng các phương tiện truyền dẫn cố định như cáp quang, cáp đồng, vệ tinh... Hiện nay, viễn thông cố định đang suy giảm do sự phát triển của viễn thông di động, tuy nhiên chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống doanh nghiệp.
Mạng điện thoại cố định: Mạng điện thoại cố định hay được hiểu là điện thoại bàn, kết nối bằng việc sử dụng đường cáp vật lý. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, điện thoại cố định được cải tiến thành điện thoại bàn VoIP không dây và có dây, liên lạc thông qua đường truyền Internet và kết nối dữ liệu với nhà mạng.
Mặc dù được phân chia rõ ràng, nhưng cơ chế hoạt động của điện thoại cố định có dây và không dây đều giống nhau. Điện thoại cố định thường được sử dụng nhiều ở các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng hoặc trao đổi giữa các phòng ban.
Dịch vụ Internet băng thông rộng: Băng thông rộng hay còn gọi là Broadband là một dạng đường truyền dữ liệu, hoạt động trên dải băng tần rộng, được dùng để truyền tải nhiều loại tín hiệu và lưu lượng dữ liệu. Băng thông rộng trong môi trường Internet bao gồm tất cả mọi loại kết nối luôn có sẵn và tốc độ cao hơn so với dial-up truyền thống.
Băng thông rộng có vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhiều cơ hội kinh tế và giáo dục cho nhiều người dân ở các khu vực địa lý xa xôi. Bên cạnh đó, sử dụng băng thông rộng giúp tốc độ truyền dẫn ở mức cao nhất, tránh được tình trạng giật lag khi sử dụng.

3.2. Viễn thông di động
Khi nhắc đến ngành viễn thông là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến ngay dịch vụ viễn thông di động phổ biến hiện nay. Từ mạng 2G sơ khai, công nghệ di động đã không ngừng phát triển tốc độ truyền tải và kết nối nhanh hơn lên 3G, 4G, 5G. Không chỉ dừng lại ở nghe gọi, viễn thông di động còn cho phép truy cập Internet tốc độ cao, làm việc trực tuyến và vô số những tiện ích hiện đại ở bất cứ nơi nào.
Mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G:
Mạng di động 2G ra đời vào năm 1991 tại Phần Lan, nhờ sự xuất hiện của 2G đã tạo sự thuận lợi cho sự phổ biến của điện thoại di động hiện nay. Chất lượng cuộc gọi khi sử dụng mạng 2G cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Không dừng lại ở đó, cước phí hợp lý cho người sử dụng do chi phí cho mã hóa dữ liệu kỹ thuật số được tiết kiệm. Mạng 2G có thể sử dụng để nhắn tin SMS cho nhiều mẫu điện thoại có kích thước nhỏ hơn trước.
Tiếp nối thành công của mạng 2G, mạng 3G đã nâng cấp nhiều quyền lợi cho người dùng hơn. Trong khi mạng 2G chỉ cho phép gọi điện và gửi tin nhắn SMS, mạng 3G bổ sung thêm các tiện ích như tải tệp tin, nhận/gửi mail, truyền tải hình ảnh, âm thanh hoặc tín hiệu dạng video. Yếu tố mạng 3G vượt trội nhất đó là khả năng truyền nhận dữ liệu ngay cả khi bạn đang di chuyển trên đường.
Hiện nay, mạng di động 4G đang được sử dụng phổ biến, bởi tốc độ truyền tải nâng cao, chạm ngưỡng tối đa 1 tới 1,5Gb mỗi giây. Mạng 4G cho phép người dùng có thể truy cập truyền hình trực tuyến, xem video với độ phân giải HD, chơi game, truyền tải những hình ảnh động với chất lượng cao hơn so với 3G.
Mạng di động 5G mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu cực nhanh, vượt xa 4G. Với khả năng đạt tới 10Gbps, 5G có tốc độ gấp 10 lần so với giới hạn tối đa của 4G. Nhờ vào đó, người dùng có thể dễ dàng truyền tải những video với độ phân giải 4K, sử dụng các công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), chơi game, livestream,...
Dịch vụ dữ liệu di động:
Dịch vụ dữ liệu di động là mạng di động không dây, giúp bạn sử dụng điện thoại, máy tính bảng để truy cập Internet ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần có sóng di động. Khi sử dụng dữ liệu di động, bạn có thể thực hiện mọi tác vụ như khi sử dụng WiFi như xem video, lướt web, truy cập mạng xã hội,... Tùy vào gói dữ liệu di động nhà mạng cung cấp mà đường truyền và lưu lượng dữ liệu sẽ khác nhau.

3.3. Viễn thông vệ tinh
Một trong những lĩnh vực phổ biến giải đáp cho khái niệm ngành viễn thông là gì, đó là viễn thông vệ tinh. Vệ tinh viễn thông là một hệ thống giúp truyền tải sóng vô tuyến, hoạt động như một trạm trung chuyển trên không gian. Vệ tinh này được phóng vào quỹ đạo nhờ tên lửa đẩy, được điều khiển thông qua các hệ thống đo xa và kiểm soát từ mặt đất. Vì ở độ cao lớn nên vùng phủ sóng của vệ tinh rất rộng, dù ở bất kỳ địa hình nào, chúng cũng dễ dàng truyền tải thông tin nhanh chóng.
Công nghệ và ứng dụng của viễn thông vệ tinh: Viễn thông vệ tinh bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có vệ tinh địa tĩnh – được đặt cố định ở độ cao khoảng 36.000km trên xích đạo, chủ yếu dùng để truyền tín hiệu truyền hình, điện thoại và dữ liệu. Ngoài ra, còn có vệ tinh di động với quỹ đạo không cố định, phục vụ các mục đích như định vị GPS, liên lạc di động, quan sát quân sự, viễn thám, thông tin hàng hải và dự báo thời tiết. Vệ tinh viễn thông hoạt động như một trạm trung chuyển tín hiệu trên không gian, hỗ trợ truyền tải dữ liệu thoại, Internet, sóng phát thanh và truyền hình,...
Vai trò trong kết nối toàn cầu:
Vệ tinh viễn thông là nền tảng quan trọng cho Internet toàn cầu, truyền hình vệ tinh, định vị GPS và hệ thống liên lạc hàng không, hàng hải. Nhờ công nghệ này, thế giới ngày càng trở nên kết nối chặt chẽ, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế số.
Vệ tinh viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc phủ sóng tại các khu vực hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, biển, hải đảo, hỗ trợ trong việc cứu nạn an toàn tại các vị trí này. Trong những trường hợp thiên tai, sự cố xảy ra, việc tìm kiếm cứu nạn, thông tin vệ tinh vô cùng hữu ích, đặc biệt là để xử lý các tình huống bất ngờ hay những vấn đề của hệ thống thông tin mặt đất, khi đó hệ thống thông tin vẫn được đảm bảo nhờ thông tin vệ tinh.

4. Công nghệ trong ngành viễn thông
Công nghệ trong ngành viễn thông là gì mà có nhiệm vụ quan trọng trong kết nối toàn cầu đến vậy? Ngành viễn thông ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là hạ tầng mạng và công nghệ truyền dẫn. Để hiểu rõ hơn về hai công nghệ này, mời bạn cùng theo dõi dưới đây.
4.1. Hạ tầng mạng
Khi nhắc đến ngành viễn thông là gì, không thể bỏ qua hạ tầng mạng, yếu tố cốt lõi giúp duy trì và mở rộng khả năng kết nối trên toàn cầu. Hệ thống này chứa nhiều thành phần quan trọng như: Cáp quang, trạm phát sóng, các thiết bị mạng,... đây được coi là yếu tố nòng cốt trong việc truyền tải thông tin ổn định và nhanh chóng trên toàn cầu.
Cáp quang, trạm phát sóng: Cáp quang là phương tiện truyền dẫn thông tin chủ yếu trong hệ thống mạng. Trong hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ và máy trạm thường được bố trí tại nhiều vị trí khác nhau nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, duy trì sự ổn định của mạng lưới và hạn chế rủi ro khi một máy chủ gặp sự cố.
Các thiết bị mạng (router, switch, bộ thu - phát sóng wifi): Các thiết bị mạng đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng mạng, giúp kết nối và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Thành phần cơ bản bao gồm router, switch, bộ thu - phát sóng WiFi cùng hệ thống cáp mạng hỗ trợ kết nối LAN, MAN, WAN. Modem là thiết bị trung gian, có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại, giúp các thiết bị truy cập internet.
Với mô hình trên 10 người dùng, việc sử dụng router WiFi mặc định từ nhà mạng có thể gây hạn chế, thay vào đó, các doanh nghiệp nên đầu tư vào thiết bị chuyên dụng từ các thương hiệu uy tín như Cisco, Draytek, Mikrotik để đảm bảo hiệu suất và tính ổn định của mạng.

4.2. Công nghệ truyền dẫn
Công nghệ truyền dẫn là nền tảng giúp dữ liệu được chuyển đổi, truyền tải và bảo vệ hiệu quả trong hệ thống viễn thông hiện đại. Hai khía cạnh quan trọng trong công nghệ truyền dẫn bao gồm truyền dẫn kỹ thuật số và mã hóa, bảo mật thông tin.
Truyền dẫn kỹ thuật số: Truyền dẫn kỹ thuật số là quá trình chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số, giúp giảm nhiễu, tăng độ chính xác và nâng cao chất lượng truyền tải. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong truyền hình kỹ thuật số, viễn thông di động và mạng Internet tốc độ cao. Hệ thống truyền dẫn số còn giúp tối ưu hóa băng thông và cải thiện hiệu suất truyền dữ liệu.
Mã hóa và bảo mật thông tin: Mã hóa là phương pháp bảo vệ dữ liệu bằng cách chuyển đổi thông tin thành dạng mã hóa, chỉ những người có khóa giải mã hợp lệ mới có thể đọc được. Đây là yếu tố quan trọng trong bảo mật viễn thông, giúp bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

5. Tương lai của ngành viễn thông
Đóng vai trò ở nhiều khía cạnh trong nhiều lĩnh vực, vậy xu hướng phát triển triển trong tương lai của ngành viễn thông là gì? Học viễn thông ra làm gì để tận dụng được cơ hội trong một ngành đang thay đổi mạnh mẽ này? Những khó khăn và thách thức phải đối mặt là gì? Dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc được đặt ra.
5.1. Xu hướng phát triển
Ngành công nghệ viễn thông đang có không ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng được sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của người dùng. Với nhiều dự án về công nghệ 6G cùng những đổi mới trong xu thế viễn thông, tốc độ truyền tải dữ liệu hứa hẹn mang lại nhiều tiện ích với tốc độ nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, công nghệ IoT (Internet vạn vật) giúp kết nối và tự động hóa mọi thiết bị trong đời sống và sản xuất.
Công nghệ 6G và các đổi mới:
Hiện nay, ở nhiều quốc gia và tổ chức đang đẩy mạnh nhiều dự án nghiên cứu và phát triển 6G, nổi bật là dự án 6Genesis tại Phần Lan với kinh phí 251 triệu Euro. Công nghệ này hứa hẹn nâng cao tốc độ truyền tải, hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT).
Xu hướng và thói quen của người dùng đang ngày càng thay đổi, họ hướng đến sử dụng các hình thức liên lạc, truyền dẫn thông tin hiện đại, nhiều tiện ích và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, các nhà mạng cần thay đổi, làm mới bàn thân để đáp ứng được nhu cầu của họ.
Ngành viễn thông cũng gắn liền với IoT, Big Data, AI, Blockchain, Cloud Computing,... giúp kết nối thế giới thực và ảo. Để tận dụng tối đa tiềm năng này, sự đổi mới và tư duy quản lý hiệu quả là yếu tố then chốt.
Ngoài ra, nổi bật trong xu thế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 là sự ra đời của Mobile Money. Đây là một trong những bước tiến quan trọng, giúp thanh toán trực tuyến qua tài khoản di động, góp phần số hóa nền kinh tế.
Công nghệ IoT (Internet vạn vật): Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với sự phát triển của các thiết bị thông minh, cáp quang tốc độ cao và nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là Internet vạn vật (IoT). Công nghệ này cho phép kết nối các thiết bị như đồ gia dụng, hệ thống máy móc trong nhà máy thông qua mạng không dây (WiFi) hoặc viễn thông băng rộng (3G, 4G, 5G). Nhờ đó, các thiết bị có thể giao tiếp với nhau một cách liền mạch, phản hồi nhanh chóng và hoạt động đồng bộ.

5.2. Khó khăn và thách thức
Hiểu rõ ngành viễn thông là gì và những xu thế phát triển trong tương lai, giúp bạn nắm bắt được cơ hội việc làm cho mình. Bên cạnh những xu thế đó, ngành viễn thông cũng gặp không ít khó khăn và thách thức phải đối mặt, điển hình như bảo mật thông tin và khả năng mở rộng, đầu tư hạ tầng.
Bảo mật thông tin và quyền riêng tư: Khi lượng dữ liệu truyền qua mạng ngày càng lớn, vấn đề bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư trở thành thách thức quan trọng trong ngành viễn thông. Các nền tảng như mạng xã hội, cuộc gọi video, tin nhắn và lưu lượng dữ liệu trực tuyến luôn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân do các cuộc tấn công mạng.
Khả năng mở rộng và đầu tư hạ tầng: Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông lớn đều thuộc Nhà nước, bị ràng buộc bởi quy định về vốn và mức độ rủi ro đầu tư. Điều này dẫn đến sự hạn chế trong việc mở rộng, nâng cấp hạ tầng mạng, không chỉ do yếu tố công nghệ mà còn liên quan chặt chẽ đến chính sách và thể chế quản lý.

Kết luận
Bài viết đã làm rõ cho câu hỏi ngành viễn thông là gì? Đây được xem là ngành then chốt trong việc truyền tải thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Trong thời đại chuyển đổi số, công nghệ viễn thông tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, kinh tế. Vậy, học viễn thông ra làm gì? Ngành này mang đến cơ hội việc làm đa dạng, từ kỹ sư mạng, bảo mật thông tin đến nhà phát triển các dịch vụ số hiện đại. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm ngành viễn thông, bạn có thể truy cập vào website Job3s.com.vn để tìm hiểu thông tin chi tiết.