Phi lợi nhuận là gì? Điều kiện để trở thành tổ chức phi lợi nhuận
1. Phi lợi nhuận là gì? Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Phi lợi nhuận là những hoạt động không vì mục đích tranh giành lợi ích kinh tế, không phân phối quỹ thặng dư cho nhà tài trợ, nhà đầu tư hoặc cổ đông mà sử dụng ngân sách của quỹ để mang đến những giá trị cộng đồng và có ý nghĩa cho xã hội.

Phi lợi nhuận trong tiếng Anh là Nonprofit hoặc Not for Profit. Những người tham gia hoạt động này thường chấp nhận khoản chi phí lớn để đổi lấy những giá trị cao hơn mà họ mong muốn hướng đến. Các nhóm thực hiện hoạt động phi lợi nhuận thường gọi là tổ chức phi lợi nhuận. Vậy định nghĩa tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Tổ chức phi lợi nhuận trong tiếng Anh là Nonprofit Organization (NPO) là một tổ chức hoạt động không nhằm đến mục tiêu thu về lợi nhuận mà là vì cộng đồng, mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc một cộng đồng còn khó khăn, cần được hỗ trợ. Vì mục tiêu đó mà các tổ chức phi lợi nhuận được miễn thuế.
Tổ chức phi lợi nhuận có do nhóm cá nhân tự thành lập hoặc có thể là tổ chức chính phủ
2. Mục đích của hoạt động phi lợi nhuận
Vậy mục đích của hoạt động phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức thực hiện hoạt động phi lợi nhuận đều tập trung hướng mục tiêu mang lại giá trị vì cộng đồng và xã hội.

Hầu hết mọi người đều có thể trở thành tổ chức phi lợi nhuận, một số tổ chức không đủ điều kiện vì mục tiêu của họ mới chỉ dừng lại ở tổ chức từ thiện. Đồng thời, cũng có 1 số doanh nghiệp, tổ chức lợi nhuận có bộ phận hoặc dự án phi lợi nhuận. Các dự án này thường được thực hiện vì mục đích truyền thông và tạo ra nhiều giá trị lớn cho xã hội.
Nhìn chung, các mục đích chính của hoạt động phi lợi nhuận thường là:
-
Xóa đói, giảm nghèo: Hầu hết các hoạt động phi lợi nhuận thường hướng tới mục đích này để giúp những hộ nghèo bớt phần nào. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều cá nhân có cuộc sống thiếu thốn, chất lượng sống dưới mức trung bình của xã hội.
-
Nâng cao giáo dục: Một số tổ chức phi lợi nhuận sẽ tham gia vào việc cải thiện chất lượng giáo dục và tư duy xã hội cho cộng đồng. Ví dụ như tặng sách, vở, xây dựng trường học, mở lớp dạy học hoặc mở lớp dạy kỹ năng nghề nghiệp.
-
Nâng cao phúc lợi xã hội: Hoạt động phi lợi nhuận có thể cung cấp nhiều nguồn lực khác nhau như về tiền, đồ dùng, cơ sở vật chất… để những đối tượng khó khăn được cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Vai trò và lợi ích của hoạt động phi lợi nhuận là gì?
Ngày nay, sự phân cấp và tỷ lệ chênh lệch giàu và nghèo ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, các hoạt động phi lợi nhuận đóng góp vai trò rất lớn cho cộng đồng và xã hội. Cụ thể vai trò, lợi ích của hoạt động phi lợi nhuận là gì?

-
Duy trì và phát triển cộng đồng: Hoạt động phi lợi nhuận thường hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng thông qua các dự án giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống chung
-
Giải quyết một số vấn đề xã hội: Đó là những thách thức xã hội như nghèo đói, chênh lệch trình độ học thức hoặc các thiệt hại từ môi trường. Giúp giảm thiểu các vấn đề xã hội, tạo ra một cộng đồng chung sống ổn định và bền vững.
-
Tăng cường nhận thức cộng đồng: Tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động tình nguyện và tương tác xã hội. Thúc đẩy tình nguyện, tạo ra một cộng đồng tích cực, đoàn kết,gắn bó và trách nhiệm.
-
Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững: Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Bằng việc tăng cường chất lượng sống, sẽ giúp những hộ gia đình khó khăn có thể chống chọi lại được những ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai. Từ đó mang đến một cuộc sống ổn định và chất lượng hơn.
-
Góp phần phát triển kinh tế xã hội: Việc chia sẻ, truyền đạt những kiến thức về nghề nghiệp sẽ giúp những cá nhân không có điều kiện được học tập có cơ hội tham gia vào thị trường lao động, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế ổn định,củng cố và phát triển nền kinh tế địa phương.
4. Đặc thù của tổ chức phi lợi nhuận
Đặc thù của tổ chức phi lợi nhuận là gì và nó có gì khác so với những tổ chức còn lại? Đó chính là:
-
Lợi nhuận thường không đến từ việc kinh doanh mà thường từ các quỹ kêu gọi tài trợ để phục vụ lợi ích chung vì cộng đồng.
-
Tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể tạo ra lợi nhuận từ những chương trình, dự án, sự kiện vì cộng đồng. Nguồn quỹ này sẽ được tích trữ và sử dụng cho các hoạt động phi lợi nhuận trong tương lai của tổ chức.
-
Tổ chức phi lợi nhuận cung cấp những dịch vụ, sản phẩm cho cộng đồng vì vậy việc đánh giá hiệu quả hoạt động sẽ không dựa vào các chỉ số lợi nhuận như thông thường.
5. Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận
Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận là gì? Theo các giáo sư tại Kho Chính sách công và Luật, Đại học Duke - Hoa Kỳ, các hình thức chính của tổ chức phi lợi nhuận thường gồm:

5.1. Hình thức hợp tác xã
Hình thức tổ chức phi lợi nhuận được hình thành từ nhiều cá nhân hợp lại. Mỗi thành viên đều sẽ hưởng những lợi ích chung từ tổ chức. Hợp tác xã sẽ có những quy định và văn hóa rõ ràng để tổ chức hoạt động hướng tới mục đích chung.
5.2. Tổ chức từ thiện
Các tổ chức từ thiện đều phải đăng ký dưới dạng công ty hoạt động từ thiện và được sự công nhận của cơ quan thẩm quyền. Tổ chức từ thiện được miễn thuế và phải sử dụng lợi nhuận để phục vụ cho các hoạt động từ với mục đích đã đề ra ban đầu.
5.3. Tổ chức cá nhân
Hình thức tổ chức cá nhân hoạt động cũng giống như tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, nguồn lợi nhuận của tổ chức cá nhân thường đến từ một nguồn cung chính. Lợi nhuận của tổ chức đến từ các khoản đầu tư và tài trợ.
5.4. Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ (NGO) là tổ chức được tài trợ bởi nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế. Tổ chức phi chính phủ hoạt động 1 cách độc lập và không liên quan đến chính phủ của bất kỳ 1 quốc gia nào.
5.5. Tổ chức hữu nghị
Hình thức tổ chức hữu nghị được hình thành dựa trên niềm tin, sở thích và mục tiêu chung của những thành viên trong nhóm để hướng về lợi ích cộng đồng.
5.6. Doanh nghiệp xã hội
Các doanh nghiệp xã hội có thể thực hiện kinh doanh với mục đích thu lợi để gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng. Khoản chi phí còn dư có thể được sử dụng để tiếp tục tái đầu tư vào doanh nghiệp xã hội để thực hiện mục tiêu cộng đồng.
5.7. Quỹ tương hỗ
Quỹ tương hỗ là quỹ được thực hiện bởi chính các thành viên trong tổ chức. Đa phần quỹ tương hỗ sẽ ở dạng quỹ tài chính. Trong đó, lợi nhuận thu về sẽ được tái đầu tư vào quỹ nhằm mục đích duy trì và phát triển tổ chức.
5.8. Phòng thương mại
Phòng thương mại là tổ chức phi lợi nhuận do nhóm các doanh nhân tập hợp. Với mục đích thúc đẩy hoạt động hợp tác, đầu tư và thương mại, hình thức này thường được gây quỹ từ các doanh nghiệp địa phương.
6. Làm thế nào để một tổ chức trở thành phi lợi nhuận?
Cách để trở thành một tổ chức trở thành phi lợi nhuận là gì? Tổ chức trở thành phi lợi nhuận sẽ được miễn thuế nên cần được sự công nhận của nhà nước. Vì vậy một tổ chức muốn được công nhận là tổ chức phi lợi nhuận cần đáp ứng những yêu cầu sau:

-
Tổ chức được thành lập với các mục đích phi lợi nhuận như: từ thiện, giáo dục, tôn giáo và vì khoa học.
-
Tổ chức hoạt động vì mục đích cộng đồng chứ không phải vì lợi ích của riêng cá nhân hay tư nhân nào.
-
Ban sáng lập phải có ít nhất 3 thành viên gồm: Trưởng ban, phó trưởng ban và sáng lập viên.
-
Phải có hồ sơ hợp lệ để nộp cho cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo số vốn tối thiểu.
-
Khi thành lập, phải có mục đích, điều luật rõ ràng và có cơ cấu điều hành.
-
Những điều này đều phải có dấu chứng thực của cơ quan thẩm quyền để được miễn thuế.
-
Nếu là doanh nghiệp phi lợi nhuận, phải đảm bảo sử dụng tối thiểu 51% tổng lợi nhuận hàng năm để thực hiện các mục tiêu xã hội.
7. Cách hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận có cách hoạt động khá giống với doanh nghiệp. Đều có quy trình tuyển dụng, đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho thành viên, có hướng đào tạo và phát triển, các khoản phí và lương hỗ trợ tương đương trên thị trường lao động…

Một số tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động hiện nay:
- Các tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như: Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam, Aiesec, Giấc mơ Việt Nam, bảo hiểm phi lợi nhuận (bảo hiểm xã hội)…
- Các tổ chức phi lợi nhuận quy mô toàn cầu: Wikipedia, Quỹ Mozilla, Viện Goethe, Tổ chức bảo tồn Quốc tế…
Nếu bạn là người muốn tìm hiểu và tham vào tham gia vào tổ chức phi lợi nhuận hoặc thành lập tổ chức phi lợi nhuận, cần phải nắm rõ được các thông tin như mục đích, vai trò và yêu cầu của tổ chức phi lợi nhuận là gì. Điều này giúp bạn tránh những hiểu nhầm trong quá trình thành lập tổ chức hoặc tránh tham gia vào những tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích tư lợi riêng mà bản thân không hay biết.