Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Mách sĩ tử những trường đào tạo tốt nhất Việt Nam
1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Tìm hiểu về ngành công nghệ thực phẩm là gì giúp bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề này, để từ đó có sự lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện cá nhân.
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên về bảo quản, chế biến và thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến thực phẩm.
Bên cạnh đó, ngành học này còn có thể tạo ra nguyên liệu mới, giống mới, thực phẩm mới… nhằm phục vụ tối đa cho cuộc sống con người.

2. Ngành công nghệ thực phẩm học những môn gì?
Sau khi nắm rõ khái niệm công nghệ thực phẩm là gì và có những hiểu biết nhất định về ngành nghề này, bạn cũng nên biết được những môn học quan trọng mà sinh viên cần học khi quyết định chọn ngành công nghệ thực phẩm.
Theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến cũng như quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống...
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu bao gồm:
-
Hóa sinh học thực phẩm
-
Vi sinh vật học thực phẩm
-
Dinh dưỡng
-
An toàn thực phẩm
-
Quản lý chất lượng
-
Phát triển sản phẩm
-
Phân tích thực phẩm
-
Công nghệ sau thu hoạch
-
Công nghệ chế biến thực phẩm
-
Công nghệ sinh học thực phẩm

3. Có nên theo học ngành công nghệ thực phẩm không?
Bỏ túi những thông tin công nghệ thực phẩm là gì, những môn mà sinh viên cần học không chỉ mang lại cho bạn kiến thức về lĩnh vực thực phẩm mà nó còn giúp bản thân mỗi người có nên học ngành nghề này hay không. Theo đó, nếu bản thân có hứng thú và niềm đam mê với thực phẩm hoặc có mong muốn trở thành chuyên gia dinh dưỡng, trình dược viên hoặc nhân viên phòng thí nghiệm... lời khuyên cho bạn là nên theo học ngành công nghệ thực phẩm.
Bên cạnh đó, có một lý do khác mà bạn nên học ngành này đó là cơ hội việc làm sau khi ra trường rất hấp dẫn và mức lương khởi điểm khá cao.
4. Muốn thi ngành công nghệ thực phẩm học khối nào?
Nếu đang loay hoay tìm kiếm thông tin công nghệ thực phẩm là gì, công nghệ thực phẩm học khối nào, bạn nên biết ngành học này xét tuyển theo các khối A, A1, B, D1.
Khi đã nắm được thông tin công nghệ thực phẩm là gì, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển những tổ hợp môn nào thì sẽ có sự đầu tư hợp lý về kiến thức để có thể tự tin bước trên con đường tiến tới cảnh cổng đại học, xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của bản thân.

5. Những trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm tốt nhất Việt Nam
Cùng khám phá những thông tin liên quan đến công nghệ thực phẩm là gì để biết những trường đại học đào tạo chuyên ngành này, ngành công nghệ thực phẩm học trường nào tốt nhất, bạn hãy tham khảo qua bảng thông tin dưới đây:
STT | Tên trường | Đặc điểm | Số năm đào tạo | Học phí | Điểm chuẩn 3 năm gần đây |
1 | Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM | Là trường đại học công lập đào tạo các ngành về thực phẩm và kỹ thuật. Sinh viên được học tập và tiếp cận với các thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại và tiên tiến. Ngoài kiến thức thuộc khối cơ sở, sinh viên còn được cập nhật kiến thức tiên tiến về quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển sản phẩm… thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo khoa học và chuyên đề. | 3,5 năm tương đương 7 học kỳ. | 630.000 đồng/tín chỉ lý thuyết, 840.000 đồng/tín chỉ thực hành. | Năm 2023: 19,25 điểm. Năm 2022: 20 điểm. Năm 2021: 23 điểm. |
2 | Đại học Bách Khoa TP.HCM | Điểm mạnh của chương trình đào tạo tại Bách khoa là:
| 4 năm học tiêu chuẩn | Khoảng 60 triệu đồng/năm | Năm 2023: Điểm thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP.HCM từ 630/1.200 trở lên và tổng điểm thi tốt nghiệp các môn trong tổ hợp từ 18 điểm trở lên. Năm 2022: 63.22/100 điểm Năm 2021: 25.7/30 điểm |
3 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | Ngoài khối kiến thức cơ bản và chuyên ngành về công nghệ thực phẩm, sinh viên theo học ngành Công nghiệp thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn được chú trọng phát triển những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp… | 4 năm | Học phí dao động từ 450.000 - 597.000 đồng/tín chỉ. | Ngành công nghệ thực phẩm điểm chuẩn năm 2023 là 19 điểm Năm 2022: 16 điểm Năm 2021: 17.5 |
4 | Đại học Yersin Đà Lạt | Là một trong những trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tốt nhất tại khu vực Tây Nguyên, với chương trình học theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới. | 3 năm | Học phí trung bình của mỗi năm khoảng 14.000.000 - 16.000.000 đồng. | Năm 2023: Thi tốt nghiệp THPT: 17 điểm; Thi ĐGNL của ĐHQG: 15 điểm Năm 2022: Thi tốt nghiệp THPT: 18 điểm; Xét học bạ: ĐTB lớp 12 ≥ 6.0, tổng ĐTB 3 học kỳ ≥ 17 điểm hoặc tổ hợp môn ≥ 17 điểm; Thi ĐGNL của ĐHQG: 600/1000 điểm. Năm 2021: Thi tốt nghiệp THPT 15 điểm; Xét học bạ: ĐTB lớp 12 ≥ 6.0, tổng ĐTB 3 học kỳ ≥ 17 điểm hoặc tổ hợp môn ≥ 17 điểm; Thi ĐGNL của ĐHQG: 600/1000 điểm |
5 | Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh | Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Công nghệ thực phẩm cũng là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. | 4 năm | Từ 11.858.000 đến 35.695.000 triệu đồng/năm. | Năm 2023: 21.25 điểm. Năm 2022: 21 điểm. Năm 2021: 20 điểm. |
6 | Đại học Bách Khoa Hà Nội | Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm tại Bách khoa cung cấp phối hợp các mảng kiến thức cốt lõi về nguyên vật liệu hóa sinh và các đặc trưng của chúng giúp cho tạo lập các sản phẩm thực phẩm, về Kỹ thuật quá trình kết hợp với kiến thức về thiết lập và quản trị hệ thống công nghệ. | 4 năm | Mức học phí 23 - 29 triệu đồng/năm. | Năm 2023: 24.49. Năm 2022: 23.35 điểm. Năm 2021: 25.94 điểm. |
7 | Đại học Nguyễn Tất Thành | Công nghệ thực phẩm trường Đại học Nguyễn Tất Thành là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học… | Thời gian đào tạo bậc đại học chỉ còn từ 3 – 3.5 năm | Mức học phí khoảng 31 triệu đồng/năm. | Năm 2023: Điểm thi tốt nghiệp: 15 điểm; Xét điểm học bạ: 6 điểm; Điểm ĐGNL ĐHQG HCM: 550 điểm; Điểm ĐGNL ĐHQG HN: 70 điểm. Năm 2022: Điểm thi tốt nghiệp: 15 điểm; Xét điểm học bạ: 6 điểm; Điểm ĐGNL ĐHQG HCM: 550 điểm; Điểm ĐGNL ĐHQG HN: 70 điểm. Năm 2021: Điểm thi tốt nghiệp: 15 điểm; Xét điểm học bạ: 6 điểm; Điểm ĐGNL ĐHQG HCM: 550 điểm. |
6. Những tố chất cần có nếu muốn học ngành công nghệ thực phẩm
Qua việc tìm hiểu công nghệ thực phẩm là gì và những đặc điểm của ngành, bạn có thể biết được mình có phù hợp với ngành nghề này không.
-
Yêu thích lĩnh vực thực phẩm: Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công trong lựa việc chọn công việc.
-
Có khả năng tư duy logic: Ngành này đòi hỏi người học có khả năng tư duy logic để có thể đưa ra kết luận chính xác, khách quan.
-
Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn: Làm việc trong lĩnh vực thực phẩm yêu cầu bạn có tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng xét nghiệm trước khi đưa ra thị trường.
-
Nhạy bén trong tiếp thu công nghệ: Việc sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho kiểm tra chất lượng sản phẩm là điều thường xuyên của chuyên viên ngành này. Chính vì thế, bạn cần phải thích nghi kịp thời với các công nghệ mới để ứng dụng cho công việc của mình.

7. Học ngành công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?
Công nghệ thực phẩm là gì, tuyển dụng công nghệ thực phẩm có dễ không, mức lương ngành công nghệ thực phẩm bao nhiêu là những nội dung quan trọng và được nhiều người quan tâm nhất.
7.1. Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Với nội dung đào tạo đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận một số vị trí như:
-
Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm.
-
Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu - Phát triển sản phẩm.
-
Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài.
-
Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm.
-
Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng.
-
Tiếp tục theo học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm.

7.2. Mức thu nhập ngành Công nghệ thực phẩm
Không riêng gì công nghệ thực phẩm, tại bất cứ ngành nghề nào, mức thu nhập của người lao động đều dựa vào kinh nghiệm, vị trí đảm nhận. Cụ thể:
-
Sinh viên mới ra trường có lương khởi điểm vào khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng.
-
Chuyên viên, kỹ sư thực phẩm, quản lý, giám sát bộ phận có thể đạt mức lương từ 14 - 20 triệu đồng/tháng.
-
làm việc cho các tập đoàn lớn của nước ngoài, mức lương có thể lên tới 45 - 65 triệu đồng/tháng.
Những thông tin trên đây chính là đáp án đầy đủ và chính xác nhất giúp bạn trả lời được câu hỏi công nghệ thực phẩm là gì. Dựa vào đó, bản thân mỗi người sẽ có hiểu biết sâu sắc về ngành nghề này để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.