Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp
1. Kỹ sư nông nghiệp là gì? Vai trò của Kỹ sư nông nghiệp
Kỹ sư nông nghiệp là chuyên gia áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và chăn nuôi. Họ nghiên cứu các yếu tố sinh học, hóa học và môi trường để phát triển giải pháp kỹ thuật, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất cho người nông dân.
Kỹ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao điều kiện sản xuất như cải thiện chất lượng đất, tối ưu hóa quy trình canh tác và tăng hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, họ còn tham gia vào việc bảo vệ và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên như giống cây trồng, nước tưới, phân bón hữu cơ và vô cơ. Không chỉ hỗ trợ sản xuất, họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi, sức khỏe cho nông dân và nâng cao chất lượng nông sản.

3. Mức lương của việc làm Kỹ sư nông nghiệp
Mức lương của Kỹ sư Nông nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm, lĩnh vực chuyên môn, quy mô doanh nghiệp và khu vực làm việc. Dưới đây là mức lương tham khảo:
Mức lương theo kinh nghiệm:
Ngành Kỹ sư nông nghiệp | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Kỹ sư nông nghiệp (mới ra trường) | 5.000.000 - 9.000.000 |
Kỹ sư nông nghiệp (1-3 năm kinh nghiệm) | 10.000.000 - 18.000.000 |
Kỹ sư nông nghiệp (3-5 năm kinh nghiệm) | 18.000.000 - 30.000.000 |
Kỹ sư nông nghiệp ( trên 5 năm kinh nghiệm) | 30.000.000 - 38.000.000 |
Mức lương theo vị trí công việc:
Ngành Kỹ sư nông nghiệp | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Kỹ sư bảo vệ thực vật | 8.000.000 - 15.000.000 |
Kỹ sư chăn nuôi | 15.000.000 - 40.000.000 |
Kỹ sư thú y | 10.000.000 - 30.000.000 |
Kỹ sư trồng trọt | 8.000.000 - 32.000.000 |
Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp | 10.000.000 - 20.000.000 |
3. Ngành kỹ sư nông nghiệp thi khối nào?
Dưới đây là tổ hợp các môn học trước khi vào ngành kỹ sư nông nghiệp:
Tổ hợp | Môn học |
A00 | Toán học, Vật lý và Hóa học |
A01 | Toán học, Vật lý và Tiếng anh |
B00 | Toán học, Sinh học và Hóa học |
D00 | Toán học, Ngữ văn và Tiếng anh |
D08 | Toán học, Sinh học và Tiếng anh |
3. Mô tả công việc của việc làm Kỹ sư nông nghiệp
Kỹ sư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm:
-
Thực hiện các hoạt động trồng trọt, chăm sóc và nhân giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
-
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và tối ưu hóa lợi nhuận.
-
Nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng sinh trưởng tốt, chất lượng cao và kháng bệnh hiệu quả.
-
Cung cấp tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân về phương pháp canh tác và chăn nuôi an toàn, hiệu quả.
-
Cập nhật và triển khai các kỹ thuật sản xuất hiện đại từ trong và ngoài nước vào thực tiễn.
-
Phát triển, thử nghiệm các loại thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y nhằm phòng ngừa và điều trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
-
Chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ người nông dân áp dụng các giải pháp tiên tiến để tăng năng suất sản xuất.
-
Nghiên cứu tác động, hiệu quả và rủi ro của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.
-
Cải tiến và phát triển máy móc, thiết bị nông nghiệp nhằm giảm thiểu lao động thủ công và nâng cao hiệu suất làm việc.
-
Cung cấp thông tin, giải pháp quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
-
Chọn lọc và phối giống nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao hơn.
-
Khảo sát thị trường, nghiên cứu xu hướng công nghệ để đề xuất giải pháp phù hợp với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
-
Thiết lập môi trường làm việc an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp.
4. Vị trí việc làm của Kỹ sư nông nghiệp
Tùy vào chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm thực tế, kỹ sư Nông nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đây là một số vị trí tiêu biểu mà họ có thể đảm nhận:
4.1. Kỹ sư bảo vệ thực vật
Kỹ sư bảo vệ thực vật là người chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại nhằm bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Họ có nhiệm vụ giám sát, phân tích các yếu tố gây hại đến tài nguyên thực vật, đồng thời đề xuất các biện pháp kiểm soát phù hợp để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh từ giai đoạn gieo trồng đến sau thu hoạch.
Kỹ sư bảo vệ thực vật có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nông nghiệp như Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (PTNT), Sở Khoa học và Công nghệ,...
4.2. Kỹ sư chăn nuôi
Kỹ sư chăn nuôi là chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc vật nuôi, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý nhằm tối ưu sự phát triển và sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Họ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đánh giá chất lượng nguyên liệu và cải tiến công thức nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Để theo đuổi nghề này, ứng viên cần có bằng trung cấp trở lên trong các ngành liên quan. Ngoài kiến thức chuyên môn về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, kỹ sư chăn nuôi còn cần am hiểu các lĩnh vực như Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học để nghiên cứu, phát triển các loại thức ăn phù hợp, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và sức khỏe của vật nuôi.
4.3. Kỹ sư thú y
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, kỹ sư thú ý có thể làm việc tại phòng khám thú y, bệnh viện thú cưng, tham gia quản lý và chăm sóc sức khỏe vật nuôi tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi, hoặc đảm nhận vai trò kiểm soát dịch bệnh động vật.
Kỹ sư thú y chịu trách nhiệm nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho động vật. Để theo đuổi nghề này, ứng viên cần tốt nghiệp từ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học trong các chuyên ngành như Thú y, Chăn nuôi – Thú y, hoặc Bác sĩ thú y.
Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ sư thú y cần thành thạo công nghệ trong chẩn đoán và điều trị, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm hiệu quả, cũng như sẵn sàng đi công tác khi cần thiết..
4.4. Kỹ sư trồng trọt
Kỹ sư trồng trọt chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ quy trình sản xuất cây trồng, từ khâu lên kế hoạch, chăm sóc đến thu hoạch. Họ nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ hiện đại để cải thiện năng suất, chất lượng nông sản và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh.
Bên cạnh đó, kỹ sư trồng trọt cũng tham gia vào công tác quy hoạch, phát triển giống cây trồng mới, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện môi trường. Họ có thể tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, giúp tối ưu hóa quy trình canh tác và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

4.5. Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp
Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp đóng vai trò hỗ trợ và giám sát quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Họ thực hiện các công việc như hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vật nuôi, kiểm soát sâu bệnh và đánh giá chất lượng đất, nước, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi.
Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật nông nghiệp còn tham gia nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
4. Yêu cầu trình độ, kỹ năng của Kỹ sư nông nghiệp
Để trở thành kỹ sư nông nghiệp, ngoài niềm đam mê với thiên nhiên, bạn cần rèn luyện những kỹ năng quan trọng sau:
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ sư nông nghiệp thường xuyên làm việc với nông dân, đồng nghiệp và cấp trên, cần tư vấn, trao đổi và báo cáo công việc. Giao tiếp hiệu quả giúp truyền đạt thông tin rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc. Bạn không cần nói quá chuyên nghiệp, nhưng phải đơn giản, dễ hiểu.
Kiến thức chuyên môn: Cần nắm vững các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phương pháp canh tác, đặc điểm cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, sự chủ động trong việc tìm hiểu tài liệu chuyên ngành sẽ giúp bạn nâng cao trình độ.
Kỹ năng tin học: Trong thời đại công nghệ phát triển, kỹ sư nông nghiệp phải sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành và công cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công việc.
Ngoại ngữ: Tiếng Anh là yếu tố quan trọng giúp bạn tiếp cận với tài liệu chuyên môn, cập nhật xu hướng nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Vốn ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn.

5. Cơ hội nghề nghiệp dành cho Kỹ sư nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành lâu đời nhất và vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thiết yếu cho con người.
Trong năm 2021, nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu đáng kể với giá trị toàn ngành tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới lên tới 68,2% và kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD. Những con số này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Kỹ sư nông nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi đến nghiên cứu, quản lý sản xuất. Họ có thể đảm nhiệm các vị trí tại trang trại, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nông nghiệp, cũng như các công ty chuyên sản xuất và phân phối giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
6. Các trường đại học đào tạo ngành kỹ sư nông nghiệp
Nếu bạn quan tâm đến ngành kỹ thuật nông nghiệp, có thể theo học tại nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Các trường này thường xét tuyển theo các khối thi phù hợp với ngành nông nghiệp.
Dưới đây là một số trường đào tạo ngành kỹ thuật nông nghiệp tại Việt Nam:
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Đại học Cần Thơ
Đại học Đà Lạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Lâm Nghiệp.
Kỹ sư nông nghiệp là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và hiện đại. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ sư nông nghiệp không chỉ tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mà còn trực tiếp hỗ trợ người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nghề kỹ sư nông nghiệp hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Mời bạn đọc truy cập vào website Job3s.com.vn để xem các bài viết liên quan tới việc làm nông lâm ngư nghiệp nhé!