Ngành dược học những môn gì, cần giỏi môn gì?
1. Những môn cần học trước thi vào ngành Dược
.jpg)
Dược Học là một ngành khoa học liên quan đến lĩnh vực Y học, được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối, quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho người sử dụng. Vì thế, để học tốt ngành Dược đầu tiên bạn cần phải học giỏi hai môn Sinh học và Hóa học.
Theo quy định mới của Bộ Bộ GD & ĐT (năm 2017) cho phép mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Hiện tại, một số trường đại học chủ yếu sử dụng những tổ hợp môn dưới đây để tuyển sinh ngành Dược học như sau:
Khối thi | Tổ hợp môn |
A00 | Toán, Lý, Hóa |
B00 | Toán , Hóa, Sinh |
B08 | Toán, Sinh, Anh |
D07 | Toán, Hóa, Anh |
C08 | Văn, Hóa, Sinh |
2. Những môn học cơ bản trong ngành Dược
.jpg)
Trong ngành Dược, các môn học cơ bản giúp cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc để sinh viên có thể nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc, cũng như hiểu rõ về cơ chế tác động của thuốc trong cơ thể. Dưới đây là một số môn học cơ bản trong ngành Dược:
2.1. Hoá học hữu cơ và vô cơ
Hoá học là môn học cơ bản trong ngành Dược học. Hóa học vô cơ nghiên cứu về các hợp chất không tan chứa Cacbon(C) gồm các hợp chất vô cơ như muối, nước, bazơ và axit. Trong khi đó, hoá học hữu cơ nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ, tức các chất chứa Cacbon. Những kiến thức về hóa học vô cơ và hữu cơ rất quan trọng để hiểu được cấu trúc của các hợp chất trong các loại thuốc, từ đó có thể phát triển được các loại thuốc mới giúp tăng hiệu quả cao và giảm tác dụng phụ của các loại thuốc.
2.3. Vật lý y học
Vật lý y học là môn học liên quan đến các quy trình, phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh tật bằng các công cụ và máy móc như: Máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy MRI và nhiều loại công nghệ y tế khác. Những kiến thức về vật lý y học sẽ giúp người học hiểu được các nguyên lý cơ bản của các công cụ trên. Từ đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu phát triển và cải tiến các công nghệ để cải thiện chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh.
2.5. Sinh lý học
Sinh lý học là môn học liên quan đến nghiên cứu về các quá trình vận hành trong cơ thể của con người và động vật. Các kiến thức về sinh lý học giúp người học có thể hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các loại thuốc trong cơ thể, để có thể phát triển ra các loại thuốc có tác dụng mục tiêu và giảm tác dụng phụ của thuốc.
2.4. Giải phẫu học
Giải phẫu học là môn học tập trung vào việc nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể của con người và động vật. Những kiến thức về giải phẫu học giúp người học hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể, từ đó có thể tạo ra các loại thuốc có tác dụng mục tiêu, đạt hiệu quả cao và giảm tác dụng phụ của các loại thuốc.
2.2. Sinh học phân tử và tế bào
Sinh học phân tử và tế bào là một trong những môn học khái quát trong ngành Dược học, giúp hiểu rõ cấu trúc của tế bào và các quá trình diễn ra bên trong tế bào, cùng với quá trình truyền tin trên mạng lưới các tế bào. Từ đó, cấp cho các nhà khoa học phương pháp để tạo ra các loại thuốc mới và cải thiện tính hiệu quả của những loại thuốc hiện có.
3. Những môn học chuyên ngành trong ngành Dược
Các môn học chuyên ngành giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên sâu về thuốc, dược phẩm và các phương pháp điều trị.
Ngoài các môn học cơ bản, trong ngành Dược còn có rất nhiều môn học chuyên ngành giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên sâu về thuốc, dược phẩm và các phương pháp điều trị. Dưới đây là một số môn học chuyên ngành trong ngành Dược:
3.1. Dược lý học
Dược lý học là một môn học nghiên cứu về tác dụng của các loại thuốc trong cơ thể con người và động vật. Môn học này cung cấp các kiến thức về các quá trình phân bổ, hấp thu chuyển hóa và bài tiết của các loại thuốc trong cơ thể. Những kiến thức về Dược lý học rất quan trọng để phát triển và cải tiến hiệu quả của các loại thuốc.
3.2. Điều trị bệnh lý
Điều trị bệnh lý là môn học liên quan đến việc nghiên cứu về các phương pháp điều trị bệnh tật. Những kiến thức trong môn học này giúp sinh viên ngành Dược hiểu rõ hơn về các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh, từ đó tạo ra các loại thuốc mới và cải tiến hiệu quả hơn so với các loại thuốc hiện có.
3.3. Hóa học Dược phẩm
Hóa học Dược phẩm là môn học liên quan đến quá trình nghiên cứu, tổng hợp và sản xuất các loại thuốc. Những kiến thức trong môn học này giúp sinh viên ngành Dược hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các loại thuốc và phát triển các loại thuốc mới có độ an toàn và hiệu quả cao.
3.4. Quản lý & kinh doanh Dược phẩm
Quản lý và kinh doanh Dược phẩm là môn học liên quan đến quá trình nghiên cứu, hoạt động quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực Dược phẩm. Những kiến thức trong môn học này giúp sinh viên ngành Dược hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, quản lý, đảm bảo chất lượng, tiếp thị và kinh doanh các loại thuốc. Từ đó giúp các nhà sản xuất thuốc và các công ty liên quan đến ngành Dược phẩm đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển và quản lý các sản phẩm của họ.
3.5. Toán học & thống kê trong thử nghiệm lâm sàng
Toán học và thống kê là một phần quan trọng trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trong ngành Dược. Toán học & thống kê giúp người học hiểu và áp dụng các phương pháp thống kê giúp phân tích kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả của các loại thuốc và phát triển các thuật toán tính toán để dự đoán tác dụng của các loại thuốc.
4. Các chuyên ngành trong ngành Dược hiện nay

Hiện nay, Dược học được chia thành 5 chuyên ngành chính: Dược lâm sàng, Dược liệu & Dược học cổ truyền, Sản xuất & phát triển thuốc, Kiểm định chất lượng và Quản lý cung ứng thuốc.
4.1. Dược lâm sàng
Dược lâm sàng là chuyên ngành đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu về Hóa dược: Tính chất vật lý, tính chất hóa học và dược học của các phân tử thuốc và Dược lý: Kiến thức về dược lực học và dược động học của phân tử thuốc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào các khoa Dược của các bệnh viện với công việc như hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc để đảm bảo chất lượng.
4.2. Dược liệu & Dược học cổ truyền
Dược liệu và Dược cổ truyền sẽ cung cấp cho sinh viên cái nhìn đa chiều về tính chất vật lý,hoá học các các hợp chất. Sinh viên cũng sẽ được đào tạo cách phân loại, định tính, định lượng, sử dụng cũng như cách bảo vệ nguồn tài nguyên: Cây thuốc, động vật có thể sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc hay thực phẩm chức năng…
4.3. Sản xuất và phát triển thuốc
Theo đuổi ngày học sản xuất và phát triển thuốc sẽ giúp bạn hiểu về tính chất của các loại thuốc, nguyên lý và kỹ thuật bào chế để có thể sản xuất ra các loại thuốc có giá trị sử dụng tốt nhất. Hai khối kiến thức đặc biệt quan trọng của ngành là Hoá Dược học và Bào chế học.
4.4. Kiểm tra chất lượng thuốc
Kiểm định chất lượng thuốc tức là bạn sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến đánh giá, kiểm định chất lượng của thành phẩm cũng như về quy trình sản xuất thuốc,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Dược có thể làm việc tại Trung tâm kiểm định chất lượng hoặc giám sát quá trình sản xuất tại các Công ty dược.
4.5. Quản lý cung ứng thuốc
Quản lý cung ứng thuốc thiên có thiên hướng nhiều về Kinh tế và Pháp luật. Chuyên ngành này cung cấp các kiến thức về cách đánh giá và giải pháp cải thiện chất lượng, năng suất trong quá trình cung ứng, giúp sinh viên ngành Dược nắm rõ về các chính sách pháp luật trong quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
4. Những yếu tố cần thiết để học ngành Dược

Để học ngành Dược và phát triển trong lĩnh vực này, không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà sinh viên ngành Dược học cần phải có phẩm chất, đạo đức tốt. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà sinh viên ngành Dược cần có:
-
Phẩm chất và đạo đức tốt: Ngành dược đặt ra các yêu cầu về phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là trong việc thăm khám, tư vấn, kê đơn và sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Dược sĩ phải luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ sự an toàn và quyền lợi của bệnh nhân, đồng thời duy trì sự trung thực, minh bạch trong công việc.
-
Kỹ năng mềm: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề rất quan trọng trong ngành Dược. Trong quá trình làm việc, dược sĩ cần giải thích với đồng nghiệp, bác sĩ và bệnh nhân về các thông tin của các loại thuốc một cách dễ hiểu nhất.
-
Trí nhớ tốt: Dù không bắt buộc thuộc lòng kiến thức về mọi loại thuốc trong đầu, nhưng sinh viên học ngành Dược cần có khả năng nắm vững các thông tin về các loại thuốc, khả năng ghi nhớ tốt để có thể phân biệt nhiều loại thuốc, công thức hóa học, tác dụng phụ và các chỉ định điều trị.
-
Kiên trì, tỉ mỉ, chính xác: Ngành Dược yêu cầu sự kiên trì và tỉ mỉ trong việc nghiên cứu, phân tích các thành phần thuốc và công thức dược phẩm. Một sai sót nhỏ trong việc pha chế hoặc kê đơn thuốc có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng. Do đó, sự chính xác và tỉ mỉ là yếu tố rất quan trọng.
-
Nắm chắc kiến thức chuyên ngành: Ngành Dược học là sự kết hợp của rất nhiều môn khoa học khác nhau, với Sinh học và Hóa học là trọng yếu…. Tuy nhiên, để có thể ra trường hành nghề, việc nắm vững kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn theo đuổi ngành học này.
-
Tình yêu và đam mê với ngành Dược: Nếu như bạn có tình yêu và đam mê với ngành dược là động lực lớn giúp bạn vượt qua những thử thách trong quá trình học tập và làm việc. Bởi không một công việc nào có thể gắn bó lâu nếu bạn không dành cho nó sự tâm huyết và tình yêu với nghề. Đặc biệt với ngành dược, công việc luôn yêu cầu sự tập trung tuyệt đối và cẩn thận trong từng bước.
Hy vọng với bài viết ngành dược học những môn gì trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về môn học cần thiết và quan trọng, khi bước chân vào giảng đường. Chúc bạn có sức khỏe thật tốt, tâm lý vững vàng, để có thể tiếp thu thật tốt kiến thức trong hành trình theo đuổi đam mê ngành dược. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm ngành Dược có thể truy cập vào website tuyển dụng Job3s.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết!